Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?

Thời gian đăng: 08/02/2022 13:28

Hiện nay người Nhật tổ chức đón năm mới vào ngày 01/01 theo dương lịch hàng năm, trước đây người dân xứ sở hoa anh đào cũng đón năm mới theo âm lich, như Việt Nam và một số nước Châu Á, tuy nhiên kể từ năm 1873 đến nay, Nhật Bản đã tổ chức Tết theo dương lịch nhằm tiết kiệm thời gian cũng như mang lại nhiều lợi ích kinh tế.
 


Đón tết Dương lịch tại Nhật Bản
 
Lịch sử ngày Tết ở Nhật Bản
 
Từ năm 1844 đến ngày 31 tháng 12 năm 1872 (năm Minh Trị thứ 5) người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo (天保暦, Tempo reki), đến năm Minh Trị thứ 6 ngày tết của Nhật Bản chính thức được chuyển thành ngày 1 tháng 1 theo dương lịch.
 
Nhờ việc thay đổi này mà chính phủ Nhật Bản đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc trả lương tháng 13 cho công chức đồng thời giảm bới số ngày nghỉ góp phần tăng sản lượng quốc gia.

Thật ra, lý do chính mà người Nhật dùng lịch phương tây là vì giới lãnh đạo Nhật muốn thoát khỏi cảnh ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Trung Quốc, đồng thời nhận thấy rằng văn minh phương Tây đã phát triển hơn châu Á về nhiều mặt. 

 


Không khí lễ hội trong ngày tết ở Nhật Bản
 
Ở Nhật Bản, người ta còn sử dụng lịch âm lịch hay không?
 
Trước đây người Nhật sử dụng lịch của người Trung Quốc (Âm Lịch). Từ năm 1873, dương lịch đã du nhập vào Nhật Bản và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến, chẳng hạn trên tất cả các tờ lịch, cuốn lịch thì đều ghi số năm theo lịch phương Tây.
 
Tuy nhiên hiện nay, người Nhật họ vẫn áp dụng cách đếm năm theo cách của họ, đó là hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời, cách đánh số này rất phổ biến trong các form mẫu, giấy tờ ở khắp nơi tại Nhật.

Người Nhật đón tết dương lịch thế nào?

 

Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Vào những ngày giáp Tết, người Nhật đi sắm sửa đồ dùng trong dịp Tết. Các cửa hàng và khu mua sắm rất tấp nập. Ngoài ra, vào ngày này để chào đón vị thần Toshigami-sama đến nhà, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ.

Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?

Sau đó, người dân Nhật sẽ tiến hành trang hoàng nhà cửa. Họ thường trang hoàng vào ngày 28 hoặc 30, vì ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với "hai lần đau". Mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa vì theo tín ngưỡng cổ truyền thì vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này. Trên khung cửa của các gia đình Nhật Bản còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng (tượng trưng cho sự trinh bạch không tì vết), quả quýt (tượng trưng cho sự thịnh vượng), thừng bện bằng cỏ (dâng lên thần linh cầu tài lộc), dải giấy trắng (xua đuổi tà ma).

Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết. Bánh Tết được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Bánh Tết cùng với các món như ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh thường được đưa lên cúng thần linh. Cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận giữa mọi thành viên trong gia đình. Khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh đẩy trừ tà khí. Các món ăn làm trong dịp Tết có nguyên liệu như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khoai lang, tảo, hạt dẻ, cá khô. Đây là những món ăn đơn giản, mang ý nghĩa cầu mong mọi sự tốt lành.

 
Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?
 

Đêm 30 Tết, cả gia đình người Nhật sẽ ăn bữa tất niên. Đến thời khắc giao thừa, các ngôi chùa thiêng sẽ điểm 108 hồi chuông. Người Nhật tin rằng những tiếng chuông này sẽ giúp họ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Chủ gia đình sẽ đọc lời chúc mừng năm mới và sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bánh Tết, uống rượu. Người Nhật tin rằng thần Toshigami-sama sẽ truyền sinh lực vào bánh Tết, nên sau khi cúng thần chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi thành viên trong gia đình thưởng thức.

Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?

Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may. Mỗi năm có một hướng tốt nên người Nhật sẽ đi lễ chùa theo hướng của năm đó. Khi vào chùa mọi người phải rửa tay và súc miệng trước, sau đó mới được hành lễ.

Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?

Từ mùng 1 Tết, người Nhật sẽ đi chúc Tết cấp trên, bạn bè, họ hàng thân thích. Người Nhật gọi ba ngày đầu năm mới là "ba ngày chúc tụng". Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà. Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ con như các nước châu Á khác.

Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?

Một nét đặc sắc trong phong tục đón năm mới của người Nhật là tặng thiệp mừng năm mới. Người Nhật rất chịu khó viết thiệp chúc mừng gửi đến bạn bè, họ hàng. Ông Hideo Suzuki, công sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói rằng ông đã từng viết đến hơn 200 thiệp chúc mừng năm mới. Thường thì ông bắt đầu viết từ giữa tháng 12 và mang đến bưu điện để gửi trước năm mới 3- 4 ngày. Bưu điện Nhật Bản sẽ giữ thiệp và chuyển phát đến người nhận đúng vào ngày mùng Một Tết

Phong tục đón Tết ở một số nước khác trên thế giới
 
Hiện nay, Việt Nam là một trong 6 quốc gia trên thế giới đón tết âm lịch, tại Malaysia và Singapore, do có nhiều sắc dân cùng sinh sống nên người ta mừng năm mới tới 4 lần. Tại Thái Lan, Campuchia, Lào họ ăn tết theo Phật lịch, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 (Dương lịch) mỗi năm. 
 
Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?

 
Người Hồi giáo không coi trọng ngày khởi đầu của năm mới, dịp lễ quan trọng nhất trong năm của họ chính là lễ kết thúc tháng Ramadan – tháng thứ chín của Hồi lịch. Hồi giáo tính tháng năm theo âm lịch, lấy chu kỳ vận hành của mặt trăng làm cơ sở.
 
Trung Quốc, Hàn Quốc, Viêt Nam vẫn coi Tết âm lịch là trọng, còn Nhật Bản không giống như các nước Á đông, họ tổ chức đón năm mới theo dương lịch, từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn