Kaizen là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giúp các doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp làm việc nhằm nâng cao năng xuất lao động, đến nay tập đoàn Nhật Bản này đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, giúp cải tiến nhiều nhà máy và tăng năng suất lao động.
Họ đã từng giúp cho nhiều doanh nghiệp thành công với kết quả đạt được tiết kiệm 40% thời gian đồng thời tăng năng xuất lao động lên đén 45% cho các dây chuyền sản xuất. Hiện nay tập đoàn này có khảng 30 chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, tại châu Á, Kaizen đang hướng dẫn cải tiến hiện trường làm việc cho 18 công ty. Kaizen Việt Nam được thành lập năm 2011, là công ty có pháp nhân nước ngoài đầu tiên của tập đoàn Kaizen.
Ông Terasaki Akashi (đeo kính) thị phạm cho công nhân.
Vấn đề chính là ý thức
Phóng viên tờ báo Economy Việt Nam có buổi trò chuyện với chuyên gia tư vấn cao cấp Terasaki Akashi, thuộc công ty Kaizen Việt Nam chia sẻ:
Tôi đến Việt Nam đã được 3 năm, sau đó tôi có ghé qua một số công ty làm trong lĩnh vực sản xuất chế tạo của Việt Nam, tôi nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp này đều có chung một vấn đề đó là việc đào tạo cơ bản về tăng năng suất làm việc trong các nhà máy vẫn còn thiếu nhiều.
Trong trường hợp này dù tôi có tham gia vào dây chuyền sản xuất và đưa ra những đề xuất cải tiến thì chắc chắn cũng sẽ bị phản đối với ló do đó là việc của cấp quản lý, không phải việc của tôi.
Rất nhiều người cho rằng, cải tiến hiệu xuất đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của họ sẽ tăng lên, tuy nhiên ở Nhật Bản, hoạt động cải tiến nhằm vào ý thức của người lao động, với quy mô toàn bộ nhân sự các doanh nghiệp của chúng tôi luôn nỗ lực để làm sao cho người lao động có được ý thức này.
Tôi nghĩ cải tiến năng xuất lao động tại Việt Nam sẽ có ba điểm quan trọng. Đầu tiên, cải tiến là phải làm một cái gì đó cụ thể cho nhân viên ở hiện trường thấy được, và tự trải nghiệm.
Có một lần tôi nhân phụ trách cho một doanh nghiệp và hứa với họ sau 1 năm tôi sẽ cải tiến được riêng một khu vực này. Trải qua 6 tháng đầu tiên hầu như không có gì chuyển biến tốt, vẫn chưa thấy được thành quả nào.
Lúc đó tôi bèn nhờ sự giúp đỡ từ phía công ty, hộ đã cho tôi được 5 nhân viên, những người này sau đó luôn luôn đi cùng tôi, chứng kiến những việc tôi làm và cùng tôi thực hiện những việc cải tiến. 6 tháng sau đó họ đã trưởng thành hơn rất nhiều, có năng lực thực sự trong việc thực hiện công việc cải tiến cụ thể tại hiện trường.
PV: Đến đây có thể thấy rằng từ trước đến nay hầu hết các doanh nghiệp Việt vẫn chưa có chuyên gia nào thực hiện việc cải tiến bằng những ví dụ thực tế phải không, thưa ông?
Vâng, điều thứ hai đó là làm cho toàn bộ nhân viên trong công ty hiểu rõ được ý thức cải tiến. Tôi có một ví dụ thực tế như thế này. Giả sử hôm nay tôi đến một công ty để thực hiện chỉ đạo, công ty này có đến 400-500 nhân viên. Tôi đã chia từng nhóm thành 10 người với nhau, vậy là có khoảng 40-50 nhóm. Mỗi nhóm cử một người làm nhóm trưởng. Và cứ sau 6 tháng một lần nhóm trưởng phải được thay đổi.
Cách làm này đã được thực hiện khoảng một năm rưỡi, có nghĩa là đã qua 3 nhiệm kỳ nhóm trưởng, và đã có 3 người trải qua kinh nghiệm làm nhóm trưởng này.
Với phương pháp làm việc này, những người có khả năng, kinh nghiệm lãnh đạo trong công ty ngày càng tăng, qua đó giúp ý thức trong công ty ngày càng thay đổi, và về sau này chúng tôi đang rất tin vào sự thành công sẽ đến trong nay mai.
Tuy nhiên để cho mọi nhân viên đều đồng lòng với nhau, phía lãnh đạo cũng phải luôn sẵn sàng công nhận sự nỗ lực của nhân viên, đây là điểm thứ ba quan trọng nhất trong cả quá trình.
Khi làm việc tại một doanh nghiệp ở Thái Lan tôi đã đặt ra mục tiêu là giúp bộ phận này hãy đạt hiệu suất sản xuất tăng 20%, sau khi hoàn thành được mục tiêu này thì mức lương cơ bản của bộ phận đó sẽ tăng lên, đồng thời thông tin “bộ phận đó được tăng lương” sẽ được lan ra khắp công ty, và thế tự dưng sẽ xuất hiện yêu cầu “chúng tôi cũng muốn được tăng lương, xin giúp cho bộ phận của chúng tôi nữa”. Cách làm như thế này tôi cũng muốn áp dụng tại Việt Nam.
PV: Thế nhưng thưa ông, đứng về phía quản lý công ty, việc tăng lương cho nhân viên là một vấn đề cần thận trọng?
Vấn đề tăng lương được tôi đưa ra ở trên chỉ là một ví dụ điển hình về cách làm, công ty sẽ cần công khai khen ngợi những đóng góp của nhân viên, đó mới là vấn đề chính yếu. Điểm mấu chốt là ở chỗ, nhân viên có cố gắng và công ty thừa nhận việc đó. Tại Nhật Bản phương thức này đã được áp dụng và nhân viên đã hưởng ứng.
Trong hơn 3 năm nay, tôi đã có cơ hội tiếp xúc, làm việc với gần 40 doanh nghiệp Việt Nam trong ngành chế tạo. Trong đó cũng có nhiều công ty Nhật Bản, cũng có công ty vốn hoàn toàn Việt Nam. Thông qua quá trình làm việc đó, tôi nhận thấy rằng ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển, càng tăng cường cải tiến, việc một ngày nào đó Việt Nam sẽ là nước có năng suất cao nhất trong khu vực Đông Nam Á không phải là giấc mơ xa vời.
Chúng tôi luôn mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam trong thời gian tới.
"Đầu tiên, cải tiến là phải làm một cái gì đó cụ thể cho nhân viên ở hiện trường thấy được, và tự trải nghiệm"...
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.