GiadinhNet - Ngày 12/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, đã bắt tạm giam đối tượng Trần Thị Thắng (SN 1960, trú tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) và Nguyễn Mạnh Cường (SN 1981, con trai của Thắng) về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Theo xác minh, từ tháng 4 - 10/2014, Thắng đã nhận khoảng 2,6 tỷ đồng của gần 30 người để đưa họ sang Cộng hòa Síp (có 11 trường hợp đã được xuất cảnh, nhưng hộ chiếu thể hiện đi du lịch). Do điều kiện làm việc và thu nhập tại Cộng hòa Síp không như những gì mà hai mẹ con Thắng cam kết nên những lao động này đã trở về nước và làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
Những nạn nhân trong vụ việc trao đổi với PV Báo GĐ&XH.
Những lao động trên cho rằng, việc Thắng dễ dàng thực hiện được hành vi phạm tội là do trước đó đối tượng này từng giữ chức Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn. Lợi dụng uy tín này, Thắng đã vận động người dân nộp tiền để đi xuất khẩu lao động. Theo đó, mỗi trường hợp muốn đi xuất khẩu lao động phải nộp cho mẹ con Thắng 120 triệu đồng. Mẹ con Thắng cam kết, mức lương lao động được hưởng khoảng 17 triệu đồng/tháng. Riêng tại xã Thạch Sơn có khoảng 20 người đã vay mượn, nộp cho Thắng khoảng 2,4 tỷ đồng để được đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Síp. Tuy nhiên, sau thời gian chờ đợi, nhiều lao động không đi được nên đã tìm Thắng đòi tiền. Do không còn khả năng trả lại tiền, Thắng đã trốn khỏi địa phương.
Liên quan đến vụ án này, trước đó Báo GĐ&XH có bài phản ánh về hàng chục người dân xã Thạch Sơn đã vay nợ, đóng hàng tỷ đồng cho Trần Thị Thắng để đi xuất khẩu lao động rồi bị thả bơ vơ nơi xứ người, người thì phải vắt sức lao động trong những môi trường khổ cực, lương không đủ sống. Theo lời kể của những nạn nhân, sau khi nộp tiền cho Thắng, họ được một người có tên Trần Văn D đi cùng xuống Hà Nội để mua vé máy bay, làm thủ tục tại sân bay. Sau khi hoàn tất thủ tục, những lao động này lên máy bay vào TP Hồ Chí Minh và được một người phụ nữ tên H đón tại sân bay, sau đó đưa vào phòng trọ. Khoảng 1 tháng chờ đợi, những người lao động được đưa sang Cộng hòa Síp. Khi đến nơi, họ được Nguyễn Mạnh Cường đón rồi đưa đi gặp chủ lao động. Nhiều lao động vì không chịu được cực nhọc, khổ sở nên đã tìm gặp, cầu cứu đến đại diện các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Cộng hòa Síp.
Bình Minh/Báo Gia đình & Xã hội
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.