Khi đi lao động tại nước ngoài những lao động nữ thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những tác động đối với lao động nữ và đưa ra các chính sách phù hợp hỗ trợ người lao động là điều vô cùng cần thiết.
Nhiều rủi ro với lao động nữ khi làm việc ngoài nước
Theo chia sẻ của chị Đào Thị Dung từng đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc cho biết “Phụ nữ đi lao động tại nước ngoài sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, Như bản thân tôi, khi đi làm tại một xưởng may tại Hàn Quốc, quản đốc xưởng khi biết tôi chưa lập gia đình nên vào những ngày nghỉ hay đến khu trọ với ý định xấu. Không tiếp cận được, ông ta đe dọa trừ lương, đuổi việc. Do đó, khi làm việc tại nước ngoài phụ nữ Việt nên tập trung thành cộng đồng để có thể dễ dàng bảo vệ, hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời phải có kiến thức và biết được giao tiếp ngoại ngữ cơ bản để có thể yêu cầu cơ quan sở tại hỗ trợ”.
Chị Trần Thị H, xã Đức Lương (Đại Từ, Thái Nguyên) đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan từ cuối năm 2011, thời hạn 3 năm. Khi làm được 1 năm chị bị ông chủ “gạ gẫm”, giữ giấy tờ tùy thân, cấm sử dụng điện thoại. Sau nhiều lần cự tuyệt chị bị đánh đập tàn nhẫn và nhốt vào nhà kho. Chị H dã tìm cách chốn ra ngoài sau đó nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát sở tại để về Việt Nam.
Mới đây nhất là vụ việc 25 lao động nữ tại Bắc Kạn đi xuất khẩu sang Arập Saudi phải về nước trước hạn, bởi tất cả khi sang nước sở tại đều không được cấp thẻ lao động, thiếu việc làm và được Đại sứ quán tại Arập Saudi bảo hộ công dân đưa về nước vào hồi đầu năm 2015.
Theo thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội, hiện có khoảng 4.000 lao động nữ Việt Nam sang Arập Saudi làm giúp việc gia đình, trong đó có khoảng 60 trường hợp đã gặp rủi ro, tuy tỉ lệ rủi ro dựa trên tổng số lao động được đánh giá là thấp tuy nhiên thời gian tới có thể gia tăng nếu không làm tốt việc tư vấn, không được đào tạo kỹ năng và ngoại ngữ.
Đào tạo nữ giúp việc gia đình đi làm việc tại nước ngoài.
Đề xuất chính sách
Bình quân trong 5 năm trở lại đây mỗi năm chúng ta có 90.000 lao động được đi xuất khẩu, trong đó lao động nữ chiếm khoản 30-35%, trước tình hình đó Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết hiện nay những quy định pháp luật và chính sách quy định chung cho cả nam và nữ, chưa có những chính sách đặc biệt dành riêng cho nữ giới. Do đó, chúng ta sẽ cần tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia về việc đề xuất sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần xem xét yếu tố nữ giới.
Trước hết cần yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần chú trọng hơn đến đối tượng là nữ giới trong công tác tư vấn, đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động cũng cần lựa chọn những doanh nghiệp có kinh nghiệm, uy tín để được tham khảo, tư vấn trước khi đi lao động. Chúng ta cũng cần sớm xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và xử lý giải quyết đơn thư đối với hoạt động những doanh nghiệp xuất khẩu lao động dưới góc độ bình đẳng giới để có các can thiệp sớm để giảm những rủi ro mà phụ nữ có thể gặp phải khi làm việc ở nước ngoài cũng như khi trở về.
Theo Báo Mới
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.