1. Quốc hiệu Nhật Bản
Từ thời cổ xưa, quốc đảo Nhật Bản được gọi với những tên gọi khác nhau như Bát Đại Châu Quốc, Vĩ Nguyên Trung Quốc, Phong Vĩ Nguyễn Thụy Tuệ Quốc. Đến năm năm 42 trước công nguyên, đời Thần Vũ Thiên Hoàng, đã gọi nơi dựng nước là yamato, phiên âm Hán Việt là Hòa hay Đại Hòa. Trong tiếng Nhật, "yama" có nghĩa là núi, "to" có nghĩa là vùng đất, hợp lại có nghĩa là vùng đất của núi non- quốc hiệu đặt theo đặc điểm địa hình.
Khoảng thế kỷ I, chế độ thị tộc nguyên thủy trên quần đảo này bắt đầu sụp đổ, thủ lĩnh của các thị tộc đua nhau chia lập nước, trong đó mạnh nhất là nước Oa Nô. Đến cuối thế kỷ thứ III- đầu thế kỷ IV, ở khu vực Đại Hòa lại xuất hiện nước Tà Ô, thống trị cả Bắc Cửu Châu, cũng xưng chính quyền Đại Hòa.
Theo "Tùy thư" của Trung Quốc, năm 607, Nhật Bản cử sứ giả sang triều đình nhà Tùy, quốc thư viết: "thiên tử nơi mặt trời mọc gửi thiên tử nơi mặt trời lặn" (Nhật xuất xứ thiên tử trí thư nhật một xứ thiên tử) . Đây là lần đầu tiên Oa Nô dùng chữ "Nhật" thay cho quốc hiệu. Vào năm 645, kotoku kế vị, lập ra tập đoàn Phong Kiến tung ương trị quốc, để phân biệt với chính quyền Đại Hòa trc kia, đã chính thức đặt quốc hiệu là Nhật Bản.
Năm 1868, Hoàng đế Meiji (Minh Trị) nắm quyền và bắt tay vào công cuộc phục hưng đất nước, chủ nghĩa dân tộc bành trướng của NHật bắt đầu hình thành, Nhật Bản trở thành nước đế quốc chủ nghĩa chuyên chế phong kiến, Hiến pháp Minh Trị năm 1889 đặt quốc hiệu là Đại NHật Bản Đế Quốc. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đại NHật BẢn đế quốc đã bị chiến bại và đầu hàng. Bản hiến pháp công bố tháng 11/1946 đặt quốc hiệu là Nhật BẢn, và tên này đc sử dụng liên tục cho đến ngày nay.
2. Bài Kimigayo - Quốc ca Nhật Bản
Kimi Ga Yo (君が代 Quân Chi Đại) là quốc ca của Nhật Bản. Lời của bản quốc ca này dựa trên một bài Hòa ca cổ trong thi tập Cổ kim Hòa ca tập được viết vào thời kỳ Heian (khoảng thế kỉ 10). Tác giả bản nhạc là Hiromori Hayashi, trưởng ban nhạc trong Cung nội sảnh, viết năm 1880. Sau đó phần ký âm theo nhạc lý Tây phương được Franz Ecker, một giáo viên âm nhạc người Đức soạn ra.
Năm 1893 (Minh Trị thứ 26) bài Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản công bố trở thành bài phải được hát trong các trường học vào ngày lễ. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, bài Kimigayo bị phê phán nhiều bởi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt, cho chế độ Thiên hoàng. Đó là quốc ca của một đất nước quân phiệt hoá bằng chiến tranh Nhật-Thanh, chiến tranh Nhật-Nga, sự kiện Mãn Châu và chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có rất nhiều phản đối, ngày 9 tháng 8 năm 1999, Kimigayo trở thành quốc ca chính thức của Nhật Bản và điều này đã được ghi rõ trong hiến pháp.
Ý nghĩa của bài Kimigayo là gì?
Lời của bài Kimigayo là:
ki mi ga - yo - wa
chiyo ni -- ya chi yo ni
sa za re i shino
i wa o to na ri te
mu - su - ma - de
Kimi nghĩa là quân trong quân thần. Từ kimi hiện nay được dùng với nghĩa: chủ nhân, trưởng gia đình, bạn hữu, người yêu... dùng từ kimi để gọi người thân thiết với mình hoặc người dưới tuổi. Tuy nhiên, dưới chế độ quân phiệt ngày xưa thì kimi chính là chỉ Thiên hoàng. Nghĩa đại thể của bài Kimigayo này là Chúc mạnh khoẻ mãi mãi! Vạn tuế.
3. Quốc kỳ của Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản là một hiệu kỳ hình chữ nhật màu trắng với một đĩa tròn màu đỏ lớn (đại diện cho mặt trời) tại trung tâm. Quốc kỳ được gọi chính thức là Nisshōki (日章旗 Nhật chương kỳ?) trong tiếng Nhật, song được gọi thông tục hơn là Hinomaru (日の丸 Nhật chi hoàn).
Nisshōki được chỉ định làm quốc kỳ theo Pháp luật về quốc kỳ và quốc ca được công bố và có hiệu lực vào ngày 13 tháng 8 năm 1999. Mặc dù trước đó không có pháp luật chỉ định về quốc kỳ, song hiệu kỳ mặt trời vẫn là quốc kỳ trên thực tế của Nhật Bản. Thái chính quan ban hành hai quy tắc vào năm 1870, mỗi quy tắc có một điều khoản về thiết kế của quốc kỳ. Cũng trong năm 1870, hiệu kỳ mặt trời được thông qua làm quốc kỳ sử dụng trên thương thuyền, và là quốc kỳ sử dụng trong Hải quân. Việc sử dụng Hinomaru bị hạn chế nghiêm ngặt trong những năm đầu Hoa Kỳ chiếm đóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai; những hạn chế này sau đó được nới lỏng.
Trong lịch sử ban đầu của Nhật Bản, chủ đề Hinomaru được sử dụng trên các hiệu kỳ của những daimyo và samurai. "Tục Nhật Bản kỷ" ghi rằng Văn Vũ thiên hoàng sử dụng một hiệu kỳ tượng trưng cho mặt trời trong triều đình của ông vào năm 701, và đây là ghi chép sớm nhất về việc sử dụng hiệu kỳ chủ đề mặt trời tại Nhật Bản. Trong Minh Trị Duy tân, vòng mặt trời và Húc Nhật kỳ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trở thành những phù hiệu chính của Đế quốc Đại Nhật Bản đang tân hưng. Trong các hộ gia đình tại Nhật Bản, công dân được yêu cầu treo quốc kỳ trong những ngày quốc lễ, và những dịp khác theo quy định của chính phủ.
Việc sử dụng quốc kỳ Hinomaru và quốc ca Kimigayo trở thành một vấn đề gây tranh luận đối với các trường công của Nhật Bản kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đối với người Okinawa, quốc kỳ tượng trưng cho các sự kiện trong Đại chiến và sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ sau đó. Đối với một vài quốc gia từng bị Nhật Bản chiếm đóng, quốc kỳ Hinomaru là một phù hiệu của xâm lược và chủ nghĩa đế quốc. Một số quân kỳ tại Nhật Bản dựa trên Hinomaru, trong đó có quân kỳ của hải quân.
4. Quốc huy Nhật Bản
Quốc huy Nhật là hình ảnh một bông hoa cúc vàng 16 cánh bằng nhau. Đây là nguyên hình vẽ trên huy trưng của hoàng thất. Thiên hoàng là tượng trưng cho nước Nhật, huy trưng của thiên hoàng là biểu tượng của hoàng thất. NĂm 1867, hoàng huy đc chính thức xác định là quốc huy của Nhật Bản.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Hay nhỉ