Để có thể tham gia chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, đều có quy định là không được có hình xăm trên người. Nhưng có một điều ngược lại, Nhật Bản có một truyền thống khá lâu đời về hình xăm. Thậm chí, có những nghệ sĩ xăm mình Nhật Bản đã dành cả đời để bảo quản và truyền bá văn hóa xăm truyền thống của đất nước qua những hình vẽ rồng, hiệp sĩ và samurai.
Dù xăm mình đã trở thành một loại hình nghệ thuật ở nhiều nước phương Tây, ý nghĩa của nó đang dần mai một ở Nhật Bản. Nhiều người Nhật Bản xem hình xăm là dấu hiệu của sự đe dọa, hoặc biểu hiện mối liên kết với xã hội đen. Thậm chí, Thị trưởng Toru Hashimoto của thành phố Osaka từng cấm công chức địa phương này xăm trổ từ năm 2012.
Hình xăm từng là biểu tượng lịch sử của Nhật Bản. Một người có thể chọn xăm kín toàn thân hoặc trên một số bộ phận cơ thể nhất định. Vào thời Edo (1603 - 1868), xăm là một hình thức trừng phạt tù nhân trong các trại giam. Đến thế kỷ 18, phần lớn vũ nữ trong phố đèn đỏ đều xăm mình.
Một buổi lễ của thành viên băng đảng yakuza Takahashi-gumi diễn ra ở Tokyo. Nghệ nhân xăm Alex Horikitsune Reinke cho biết: "Bạn không nên để người khác thấy hình xăm ở nơi công cộng, như phòng tắm tập thể. Họ sẽ cảm thấy sợ hãi vì trước đây chỉ có những phần tử xã hội đen mới xăm trổ".
Nghệ nhân Horiyoshi đời thứ 3 đã dành phần lớn cuộc đời để bảo quản và lưu truyền giá trị nghệ thuật của truyền thống xăm mình tại Nhật Bản, với những hình vẽ rồng, hiệp sĩ và samurai. "Những hình chạm trổ đều phải gắn với bối cảnh lịch sử. Tuy nhiên, ý nghĩa này không còn nguyên vẹn trong thời hiện đại. Phần lớn mọi người chỉ thích những hình vẽ trông thật 'ngầu' hoặc dữ tợn, nhưng nó vô nghĩa", ông Horiyoshi nói.
Anh Yasuyuki Kawashima đã xăm tại cơ sở của ông Horiyoshi suốt 6 năm qua. "Những hình xăm khiến tôi cảm thấy mạnh mẽ và tự tin. Đó là bí quyết của tôi", Kawashima nói. Nghệ nhân Horiyoshi III có hình xăm đầu tiên khi 12 tuổi. "Đó là hình Đức Phật trên vai". Đến tuổi 21, ông gặp các sư phụ là Horiyoshi I và Horiyoshi II tại một hội nghị. Họ đã nhận ông làm đệ tử và truyền nghề cho ông để tiếp tục phát huy giá trị của hình xăm dưới cái tên chung. Ngày nay, Nhật Bản có chưa tới 100 nghệ nhân xăm truyền thống đang hoạt động.
Ở tuổi 69, ông Horiyoshi III đã trải qua hơn 40 năm sáng tạo các hình xăm nghệ thuật để phục vụ khách hàng, từ những thành viên yakuza đến ngôi sao nhạc rock. Những người muốn xăm tại cơ sở của ông phải đặt chỗ từ rất sớm. Ông không nhận học viên và luôn tự mình chạm trổ cho khách.
Người nghệ nhân kỳ cựu cũng thành lập một trung tâm lưu trữ vào năm 2000, bảo quản những hình ảnh, tài liệu liên quan đến hình xăm theo lịch sử.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.