Dịch bệnh khiến nhiều lao động sau khi đi XKLĐ về khó khăn trong việc tìm kiếm công việc hay hòa nhập môi trường làm việc mới quá khác biệt so với Nhật Bản. Có người lựa chọn thành một start up với số tiền mình kiếm được sau 3-5 năm tại Nhật, có người lại lựa chọn làm việc tại các công ty....
Loay hoay khi lập nghiệp
Kết quả 2 lần đi XKLĐ Nhật Bản, Mạnh Quan (29 tuổi, Hà Nam) đã tích cóp được gần 2 tỷ đồng trong tài khoản. Ngoài xây dựng cho ba mẹ căn nhà 500 triệu đồng, mua một chiếc ô tô, anh vẫn còn dư một khoản kha khá.
Anh cho biết, trước khi về nước có ý định sử dụng số tiền dư để lập nghiệp: mở một hàng ăn, một xưởng gỗ, xưởng hương hoặc đầu tư vào trang trại chăn nuôi. Thế nhưng, hơn 1 năm nay, ý định này vẫn luẩn quẩn trong đầu. Định hướng về một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong anh vẫn chưa rõ ràng.
Chung cho biết, anh đã thử một vài kế hoạch nhưng đều bất thành. Ở Hà Nam, dịch vụ ăn uống rất khó làm bởi không có tiềm năng phát triển du lịch. Xưởng gỗ, hương trong vùng đồng loạt phá sản vì Trung Quốc ngừng mua. Ngành chăn nuôi đang kiệt quệ vì chất cấm, giá lợn giảm mạnh.
“Nhiều người khuyên làm việc dựa trên chuyên môn kỹ thuật và vốn tiếng nước ngoài để tìm hướng đi đúng đắn. Thế nhưng, vốn tiếng chỉ ở mức trung bình, công việc ở Nhật chủ yếu là bấm máy (theo dây chuyền tự động hóa), khó có công việc nào ở Việt Nam phù hợp với kinh nghiệm tôi đang có”, anh Chung tâm sự.
Ý định lập nghiệp ban đầu gần như đã tiêu tan. Tính đủ đường, sau cùng, anh Chung vẫn quyết định không mạo hiểm và lựa chọn tìm kiếm một công việc làm thuê.
Khó tìm được công việc phù hợp
Chị Đỗ Thanh (Phú Thọ) chia sẻ, chị gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm sau 4 năm đi XKLĐ tại Nhật, “Về nước hơn một năm nay nhưng tôi vẫn chưa tìm được việc làm để ổn định cuộc sống. Mong muốn của tôi là được làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, vốn ngoại ngữ đã tích lũy nhưng để tìm được một công việc phù hợp với khả năng và có mức thu nhập khá không phải dễ”.
Cùng chung hoàn cảnh là anh Nguyễn Văn Thành (phườngVũ Ninh, Bắc Ninh) từng đi XKLĐ 6 năm tại Nhật Bản. Trong thời gian hơn 4 năm sau khi về nước, anh Thành chuyển việc 4 lần: “Chuyên ngành của tôi tại Nhật là điều khiển thiết bị nâng, ở Việt Nam rất khó tìm được việc tương tự. Những công việc tôi từng làm đều không phát huy được những kinh nghiệm đã có, mức thu nhập lại tương đối thấp nên tôi vẫn muốn tìm được việc làm có thu nhập cao hơn”.
Cũng theo anh Thành, nhiều lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng đều có tâm lý muốn ở lại Nhật làm việc tiếp, bởi chưa biết khi trở về nước có tìm kiếm được việc làm phù hợp hay không.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản tăng cao. Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Nhật Bản nói riêng và các thị trường XKLĐ nói chung.
Hướng đi cho người lao động xuất khẩu về nước
Hướng đi cho người lao động xuất khẩu về nước
Không chỉ trường hợp của chị Thanh, anh Thành mà có rất nhiều người khác khi XKLĐ về nước không biết làm nghề gì. Nếu làm nghề khác lại phải học lại từ đầu, lương thấp, mà làm nghề đã từng lm khi đi XKLĐ thì khó có cơ hội.
Vì vậy giải quyết việc làm sau hồi hương cho các lao động sau khi XKLĐ nói chung và thực tập sinh của Việt Nam tại Nhật Bản nói riêng là vấn đề rất cần quan tâm để giảm thiếu số lao động trốn ở lại sau khi hết hợp đồng, cũng như khai thác nguồn lao động có kỹ năng này.
Theo ông Umeda Kunio - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này rất chú ý đến năng lực ngoại ngữ, chuyên môn của những thực tập sinh kỹ năng đã làm việc tại Nhật Bản và nhu cầu tuyển dụng đối với các thực tập sinh ngày càng gia tăng. Song tỷ lệ thực tập sinh về nước có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo tại Nhật Bản lại rất ít.
Muốn vậy, bản thân người lao động phải đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nghĩa là trong thời gian đi XKLĐ người lao động cần tích lũy kỹ năng, tri thức, ngoại ngữ... để tìm việc sau khi hết hợp đồng lao động.
Hơn nữa, người lao động về nước có nhiều hoàn cảnh khác nhau nên không phải người lao động nào cũng dễ dàng tìm được công việc có thu nhập cao nên phải vượt qua, không nên thụ động chờ việc “tìm đến mình”.
Tại japan.net.vn hiện cũng đang có nhu cầu tuyển số lượng lớn nhân viên phát triển thị trường làm việc tại Hà Nội, cũng như nhân viên PTTT tại Nhật Bản. Nếu bạn quen biết với những người bạn đang có nhu cầu tìm một công việc mức lương cực kì hấp dẫn tại Hà Nội, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Chúng tôi theo thông tin bên dưới!
Tham khảo thêm: Việc làm hot tiếng Nhật tương đương N3, N2, N1 tại Hà Nội và Nhật Bản
Tại japan.net.vn hiện cũng đang có nhu cầu tuyển số lượng lớn nhân viên phát triển thị trường làm việc tại Hà Nội, cũng như nhân viên PTTT tại Nhật Bản. Nếu bạn quan tâm các vị trí nhân viên tuyển dụng, nhân viên phát triển thị trường, quản lý TTS, phiên dịch, giáo viên tiếng Nhật tại công ty chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0963.518.632- Phòng hành chính nhân sự (Hỗ trợ Zalo, Face, SMS)
Hoặc bạn có thể ứng tuyển qua link đăng ký dưới đây
Hạn nhận hồ sơ 15/11/2023-30/11/2023
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.