Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Người Nhật chăm sóc răng miệng như thế nào?

Thời gian đăng: 04/02/2014 00:38

Bình thường một ngày bạn đánh răng bao nhiêu lần? Đây có vẻ là một câu hỏi quá bình thường, nhưng câu trả lời của bạn có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách bạn đã được nuôi nấng thế nào hay là nơi mà bạn đã sinh ra là nơi như thế nào.

>> Những chuyện lạ "sặc mùi" Nhật Bản
>> Vì sao phụ nữ Nhật “lười” sinh con?
>> Nghành công nghiệp nhắc tới nhiều nhất Nhật Bản
>> Giới trẻ Nhật Bản thích sống chung hơn kết hôn

Tại nhiều nơi, việc đánh răng một lần một ngày có thể coi là quá đủ, nhưng ở nhiều nơi khác, đánh răng một lần một ngày có thể bị coi là bẩn thỉu.
 
Ở Nhật, câu nói “sau ngoan đạo là sạch sẽ” có lẽ là câu nói chuẩn nhất để miêu tả văn hóa đánh răng ở xứ này. Mọi người hầu như đều đánh răng sau mỗi bữa ăn, hoặc cùng lắm thì cũng phải ba lần một ngày. Đánh răng thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng mỗi nơi thì có một cách nghĩ khác nhau về vấn đề này. Cùng xem cách đánh răng, hay còn gọi là hamigaki, dưới cách nhìn của người Nhật nhé.
 
Nguồn gốc của hamigaki
 
Dù tin hay không, thì bàn chải đánh răng mà chúng ta biết tới ngày nay không phải là đã có sẵn từ lâu đời, nhưng như thế cũng không có nghĩa là người xưa không ai vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trước sự phát minh của chiếc bàn chải nhân tạo ra đời, người ta thường vận đến những dụng cụ thiên nhiên để vệ sinh răng miệng của mình thật bóng bẩy như ngọc trai.
Thời cổ đại, người Nhật tin rằng cái tăm hay cái tua làm từ cành cây sẽ có khả năng chống vi khuẩn trong răng của họ. Không rõ người Nhật có thói quen này từ khi nào, nhưng trong Kinh Phật của người Nhật, có một câu chuyện kể Phật Tổ vứt một chiếc tăm xuống sàn và từ đó một cái cây lớn mọc lên. Vì thế, việc sử dụng tăm hẳn đã có một thời gian trước khi Đạo Phật tràn vào Nhật Bản.
 
 Người Nhật chăm sóc răng miệng
 
Vào năm 1223, đứng đầu phái Thiền, Dougen Kigen đã ghi lại rằng anh đã chứng kiến một phật tử người Trung Hoa làm sạch răng của họ bằng bàn chải làm từ lông ngựa và gắn nó vào phần xương đuôi của con bò để cầm. Có thể là xung quanh thời gian này, người Nhật lần đầu tiên được giới thiệu về ý tưởng liên quan tới chiếc bàn chải ngày nay. Sau đó, bàn chải đã bắt đầu trông giống như cái mà chúng ta thấy ngày nay, đặc biệt là sau khi giao lưu với phương Tây. Bức ảnh bên dưới nằm trong cuốn ‘ca ta lô” của hiệu thuốc năm 1880:
 
 
 
Và cạnh đó, một sự thật nữa góp phần bảo vệ răng ở Nhật Bản là truyền thống “ohaguro”, hay là tục làm đen răng.
 
 
 
Truyền thống này được thực hiện bởi lý do chính là thời trang và đẳng cấp, nó cũng gián tiếp bảo vệ hàn răng cách tạo một vỏ bọc xung quanh răng. Thông thường việc này được thực hiện với một hỗn hợp nâu tối làm từ muối sắt axetat, làm bằng cách hòa tan vụn sắt với giấm. Khi dung dịch được trộn với tannin (chất chiết từ vỏ cây để thuộc da) nó sẽ chuyển thành màu đen và trở nên không tan trong nước. Ồ và bạn phải dung từ này một lần một ngày hoặc vài ngày một lần. Không biết cảm giác thế nào nhỉ!
 
Văn hóa Hamigaki Ngày nay
 
Thông tường giá trị của một cộng đồng được phản ánh bằng các bài học được dạy các lớp trẻ trong cộng đồng đó, và trong vấn đề về răng miệng tại Nhật Bản thì điều này lại đặc biệt hiển nhiên. Một trong những ghi nhớ đầu tiên của nhiều người Nhật chia sẻ là học cách đánh răng đúng cách từ chính cha mẹ mình. Thực tế, việc đánh răng được coi như là một hoạt động gắn kết gia đình và được thực hiện như vậy trong một thời gian tương đối lâu.
 
 Người Nhật Bản chăm sóc răng miệng
 
Đối với tôi, đây thực sự là một tin sửng sốt và điều khiến hamigaki của người Nhật đặc biệt đối với tôi, đó là tôi nhận ra tôi chẳng có lấy một tí ký ức nào về việc chải răng cùng bố mẹ. Nếu bạn tìm trên youtube từ khóa “hamigaki” thì hãy cẩn thận – bạn sẽ mất hang tiếng đồng hồ với những video gia đình tuyệt diệu về những đứa trẻ học cách làm sạch những chiếc răng bé xíu của mình. Để cứu bạn khỏi số phận nghiệt ngã đó, tôi sẽ cho bạn xem vài cái dưới đây:
 
 
 
Cũng như nghi thức, trẻ em thường cố gắng tự mình chải răng của mình. Sau đó, khi chúng đã làm xong rôi, đứa trẻ thường kê đầu lên long mẹ (hoặc bố) để họ xử lý công việc còn lại, để chắc rằng mọi xó xỉnh của miệng đều sạch sẽ.
 
 
Nhưng việc đánh răng không chỉ là hoạt động thực hiện giữa cha mẹ và con cái. Ở Nhật, trẻ em được dạy chải răng sau mỗi bữa ăn – kể cả ở trường! Thực chất, trẻ em Nhật ở trường đều phải chải răng theo nhóm được chia trong lớp mỗi ngày.
 
 
 
Dĩ nhiên, như bạn có thể tưởng tượng, việc để tâm tới một nhóm trẻ 8 tuổi đánh răng cho tử tế không phải là việc dễ dàng gì, nhưng Nhật Bản có một cách (dễ thương) để xử lý. Qua mỗi năm, một vài ca khúc đánh răng tập trung vào các hiệu ứng tiếng động thú vị của hamigaki được sáng tác để thu hút sự chú ý của trẻ.
 
Thực sự, ước gì hồi nhỏ tôi được nghe cái này:
 
 
 
Em bé này rất thích bài hát đánh răng, em nhỏ cứ bắt mẹ làm đi làm lại không thì em ấy sẽ không đánh răng nữa!
 
 
 
Ngoài các bài hát ra, nhiều đồ chơi đánh răng cũng được chế tạo để giúp giới thiệu cách đánh răng đúng cách và làm thấm nhuần thói quen đánh răng cho trẻ. Mặc dù tôi thấy cái đó có khi còn làm chúng thấy sợ đánh răng hơn. Đến cả các công ty sản xuất kẹo cũng phát triển những đồ chơi vệ sinh răng miệng riêng.
 
 
 
Dù là theo cách nào, sự nỗ lực đổ vào việc dạy trẻ có thói quen đánh răng đúng cách dường như có kết quả tốt. Theo What Japan Thinks, 50% người lớn đánh răng sau mỗi bữa ăn kể cả khi việc đó đồng nghĩa với việc đánh răng ở nơi công cộng. Nói thẳng ra thì từ quan điểm của một người ngoại đạo như tôi, điều đó có lẽ hơi lạ lung khi thấy sếp của mình đánh răng ở chỗ làm nếu bạn không quen với điều đó.
 
Đánh răng ở Nhật Bản
 
Vậy, bạn đang ở Nhật và bạn quên không mang bên mình bàn chải đánh răng. Bạn dự kiến sẽ ở Nhật một thời gian lâu và bạn buộc phải “nhập gia tùy tục” với văn hóa Nhật mỗi ngày. Có vẻ như bạn sẽ phải vào một cửa hang nào đó. Tuy nhiên, khi bạn đến quầy bàn chải đánh răng, bạn sẽ ngập ngụa trước hang ngàn sản phẩm, mà chẳng có cái nào trong số đó quen thuộc với bạn cả. Trừ việc xông hẳn ra ngoài và không bao giờ đánh răng nữa trong vòng một năm, bạn sẽ làm gì?
Bàn chải đánh răng ở Nhật, hay còn gọi là haburashi được làm nhỏ hơn và mềm hơn ở các quốc gia khác. Vài người gặp vấn đề với điều này, nhưng thực chất họ thiết kế bàn chải như vậy để khiến việc đánh răng bớt khắc nghiệt đối với răng và lợi của bạn, và còn khiến dễ điều khiển bàn chải hơn. Nếu bạn thích một chiếc bản chải “xinh xinh” hẳn bạn sẽ muốn đặt một cái từ Nhật Bản.
 
 
 
Khi nói tới kem đánh răng (còn được biết đến là hamigaki), có hang ngàn các nhãn hiệu trên giá và tất cả đống đó đều ghi bằng tiếng Nhật và sẽ rất khó để chọn lựa đối với người không thông thạo thứ tiếng này.
 
Ngoài ra, nhiều người tin rằng kem đánh răng của Nhật không bao hàm thứ thành phần cần thiết như Flo. Sau khi tự mình xem thành phần c ủa một vài nhãn hiệu, tôi thấy điều này chính xác. Tuy nhiên, một vài nhãn hiệu có Flo. Nếu bạn đang ở Nhật và bạn muốn tìm một nhãn hiệu kem đánh răng có Flo, thì mach với bạn là hãy dung Aquafresh.
 
 
 
Có vẻ thú vị đối với tôi rằng bạn sẽ đánh răng nhiều lần một ngày mà lại không dung Flo. Nhưng thật bất ngờ, ở Nhật còn có người đánh răng không cần kem đánh răng. Ở những nơi mà bạn không muốn tạo một mớ lộn xộn ra đó như trường học các thứ thì người ta thường không dung đến kem đánh răng.
 
Ở Nhật, những sản phẩm liên quan tới răng miệng là vấn đề được đề cao hơn hẳn các nơi khác. Ở Mỹ, tôi nhớ lầ có nhìn thấy vài quảng cáo không đáng nhớ lắm về kem đánh răng và bàn chải đánh răng, nhưng không cái gì trong số đó có thể so sánh được với chiến dịch quảng cáo của người Nhật trong lĩnh vực này.
 
Gần đây, nghệ sĩ Jpop tiếng tăm thế giới Kyary Pamyu Pamyu đã ký hợp đồng quảng cáo với hãng bàn chải Ora2.
 
 
 
Cô ấy sẽ quảng cáo cho sẳn phẩm tại những quốc gia như Singapore, Thái Lan và cả Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên cô ấy xuất hiện trong một chiến dịch quảng cáo xuyên quốc gia.
 
 
 
Cá nhân tôi, tôi thấy chiến dịch này là một lời nhấn mạnh về vai trò của vệ sinh răng miệng tại xã hội Nhật Bản, bởi tôi đơn giản không thể tưởng tượng nổi một người như Lady Gaga đi quảng cáo cho bàn chải Crest. Bên cạnh đó, tôi thực sự không thích bàn chải vị thịt sống tí nào.
 
 
Tương lai của Hamigaki
 
Vậy tương lai của hamigaki sẽ ra sao? Một năm trước các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra một bộ tấm fim có độ mỏng ở mức hiển vi có thể bao bọc chiếc răng và ngăn chặn răng bị sâu hay viêm, thậm chí còn khiến răng trông trắng hơn nữa. Mặc dù sản phẩm nãy vẫn chưa chính thức ra mắt, nhưng có lẽ sẽ sẵn sang trong vòng 2 năm tới. Có thể việc đánh răng sẽ không còn cần thiết trong tương lai? Hừm, có lẽ không, nhưng cũng là một cách nghĩ không tồi đấy chứ.


Nguồn: tofugu
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn