Thời gian đăng: 26/07/2023 16:59
Dành "cả thanh xuân" để kiếm tiền
Chính sách xuất khẩu lao động có 2 mục tiêu lớn: giải quyết việc và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Mới đây, PGS. TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Kinh tế & Chính sách (VEPR) cũng cho biết: "Mục tiêu của xuất khẩu lao động là giúp thanh niên, người trẻ tuổi có việc làm nhiều hơn. Đặc biệt với những nước phát triển có sự hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam như Nhật Bản, họ muốn đào tạo người lao động đấy khi trở về nước có thêm tay nghề."
Tuy nhiên, mục tiêu khi đi xuất khẩu lao động của N.V. Trung - cũng như rất nhiều người trẻ Việt khác - đơn thuần là kiếm tiền.
PGS. TS Nguyễn Đức Thành cho hay, do chi phí đi cao nên người lao động phải tập trung vào làm việc kiếm tiền trả nợ. Ông cho biết chi phí đi sang thị trường Nhật Bản vào khoảng 5.300 USD - dù thấp hơn so với thị trường Đài Loan, Hàn Quốc - nhưng vẫn còn cao so với người lao động. Theo đó, trước khi sang Nhật, trung bình người lao động phải đi vay 4.660 USD – khoảng trên 100 triệu đồng.
"Chi phí cao như vậy nên khi họ sang bên kia làm việc, họ chỉ tập trung vào kiếm tiền hàng ngày sao cho nhiều nhất, mà không có thời gian học tiếng, kỹ năng, hay là học hỏi từ xã hội đó. Đó cũng là một thiệt thòi cho họ." PGS.TS Nguyễn Đức Thành nhận định.
Khi được hỏi về những điều đã trau dồi được cho bản thân trong 2 năm qua tại Nhật, Trung nói: "Sức chịu đựng, biết nhẫn nhịn, biết chịu khó." Nhưng còn về kỹ năng, tay nghề để phục vụ cho công việc sau này thì Trung trả lời: "Chắc là không có rồi."
Không thể phủ nhận là ngoài tiền, khả năng ngoại ngữ, kỷ luật làm việc trong môi trường quốc tế, người lao động còn có tay nghề. Nhưng đa phần là tay nghề thấp. Theo Vnexpress, khoảng 50% trong 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài là lao động phổ thông, có tay nghề thấp, số còn lại là lao động có tay nghề nhưng chủ yếu là đào tạo sơ cấp 3 tháng.
Lãng phí nguồn lực hậu xuất khẩu lao động
Theo khảo sát trên 112 lao động ở Hà Nam do JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) và VEPR phối hợp thực hiện, sau khi trở về Việt Nam, 61% thực tập sinh lựa chọn công việc không liên quan đến công việc đã làm ở Nhật. (Xem chi tiết: TẠI ĐÂY)
PGS. TS Nguyễn Đức Thành cho biết: "Đa phần là không liên quan. Khi trở về cũng không cần gì đến nghề nghiệp đã làm ở Nhật. Tức là lực lượng lao động trở về, có một chút vốn, về mở một cửa hàng cho vợ hay là mua một xe taxi chứ không làm nghề hàn mà người đó học trong 3 năm ở Nhật."
Theo khảo sát của JICA, "đánh giá của doanh nghiệp về thực tập sinh trở về nước cho thấy, hơn một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát không ưu tiên tuyển dụng thực tập sinh sau khi về nước. Điều này là do thực tập sinh thường yêu cầu mức lương cao hơn so với mức trung bình mà doanh nghiệp có thể trả. Mức chênh lệch vào khoảng 100 USD."
Một lý do khác là công nghệ tại Việt Nam không như nước ngoài nên kỹ năng nghề của thực tập sinh sau xuất khẩu lao động không áp dụng được trong nước.
Từ đó có thể thấy, tay nghề, ngôn ngữ, kỷ luật làm việc trong môi trường nước ngoài không được sử dụng khi người lao động trở về. "Đây là một sự lãng phí rất lớn," TS Thành nhận xét.
PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương (Nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội – Bộ LĐ-TB&XH) thừa nhận: "Dù nhà nước đã can thiệp rất nhiều nhưng xuất khẩu lao động vẫn thuần túy rất nhiều về cá nhân." Mà cá nhân thì người lao động sẽ đi xuất khẩu thiếu định hướng, ít kế hoạch dài hạn.
Dưới góc nhìn chính sách, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương nhận định: "Về sự trở về của lực lượng lao động, chúng ta không có nhiều chiến lược, chương trình cho các lao động này hội nhập vào thị trường lao động. Cũng như sử dụng hết vốn, kỹ năng của họ."
Trong báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018 được thực hiện bởi VEPR, trong chương 6 – "Thúc đẩy năng suất lao động thông qua hội nhập thị trường lao động quốc tế," các tác giả khuyến nghị thực tập sinh nên xác định được mục tiêu dài hạn khi tham gia chương trình và chuẩn bị kỹ kế hoạch học tập của bản thân. Cụ thể:
- Có một tầm nhìn rõ ràng khi tham gia chương trình.
- Chuẩn bị tốt hơn cho việc đi xuất khẩu lao động bằng một kế hoạch dài hạn.
- Chủ động chia sẻ nguyện vọng của bản thân và những kỹ năng mong muốn được học hỏi với doanh nghiệp tiếp cận.
- Chịu khó tích lũy kỹ năng, học thêm các tri thức, kỹ năng xã hội để nâng cao hiệu quả đào tạo ở nước ngoài.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, năm 2022 cả nước đưa được 134.751 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28,3% so với kế hoạch năm. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.
Tham khảo thêm: Năm 2019 nên đi xuất khẩu lao động nước nào thì tốt nhất?
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
12/04/2021
Tổ chức sinh nhật cho TTS tháng10 tại Trung tâm đào tạo thực tập sinh Sinh nhật là một ngày kỷ niệm mà mỗi người...08/04/2021
XKLĐ Nhật Bản Thi tuyển đơn hàng đúc nhựa làm việc tại Nagano Nhật Bản Được xem có môi trường làm việc an toàn...01/04/2021
Chúng tôi tổ chức chia tay cho gần 60 thực tập sinh xuất cảnh tháng 11/2023 Ngày 21/01 vừa qua đã tổ chức thành công buổi...30/04/2021
Khai giảng khóa học đơn hàng thuộc nghiệp đoàn VIP tại trung tâm đào tạo công ty Khai giảng khóa học đơn hàng thuộc nghiệp...18/04/2021
Thi tuyển đơn hàng chế biến thực phẩm cơm hộp 36 Nam Đơn hàng công xưởng cho nam hót nhất tháng 07...02/04/2021
Thi tuyển đơn hàng XKLĐ chế biến thịt gà, nội thất, sản xuất ốc vít,... HOT nhất tháng Ngày 03/01/2023, Chúng tôi tổ chức thi tuyển...
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
mình thấy nếu làm tại các khu công nghiệp như samsung băc ninh hay thái nguyên lương cũng ok mà. bạn mình nếu tăng ca có tháng gần 20 triệu cơ. nếu là công nhan thì quá ngon
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Không đi nhật thì ngươfi ta đi đài.ít nhất lương còn cao hơn làm công nhân Việt Nam
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
ở việt nam có mà chết đói