Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Quyền lợi của TTS cần biết khi bị sa thải tại Nhật

Thời gian đăng: 06/09/2022 10:03

Hiện tại, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên số lượng thực tập sinh (TTS) Việt Nam đang làm việc ở Nhật bị sa thải hoặc bị cho nghỉ việc trước hạn ngày càng nhiều. Để giúp các bạn TTS hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình khi bị sa thải, chúng tôi có tổng hợp ngắn gọn một số quyền lợi như bài viết dưới đây.
 

1. Những vấn đề liên quan đến vấn đến sa thải tại Nhật Bản

Sa thải là việc kết thúc hợp đồng lao động từ một phía theo yêu cầu của Đơn vị tiến hành thực tập tức là Bên sử dụng lao động.

Theo Luật lao động Nhật Bản thì trong thời gian bạn được tuyển dụng nếu không phải là trường hợp bất khả kháng thì Đơn vị tiến hành thực tập không được sa thải giữa chừng hợp đồng đó.

Việc sa thải phải tuân theo các thủ tục sau:

+ Phải thông báo cho TTS trước ít nhất là 30 ngày .
+ Nếu sa thải mà không thông báo trước ít nhất 30 ngày phải thanh toán phụ cấp thông báo sa thải theo số ngày tính đến khi sa thải

Nếu có quyết định sa thải thì người sử dụng lao động phải có văn bản ghi rõ lý do sa thải.

Mặt khác nếu sa thải vì lý do lỗi từ phía TTS và đã được Trưởng Cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động chấp nhận thì không cần thông báo trước và không phải thanh toán phụ cấp thông báo trước.

Nghiêm cấm sa thải trong các trường hợp sau:

- Sa thải trong thời gian đang nghỉ việc do bị chấn thương trong công việc và trong vòng 30 ngày sau đó

- Sa thải do đã tố cáo với Cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động

Nếu bạn bị thông báo sa thải mà bạn không chấp thuận hãy trao đổi với Hiệp hội.

 

2. Các quyền lợi TTS nhận được khi bị sa thải
  • Thanh toán tiền trợ cấp nghỉ việc

Trường hợp nghỉ việc với lý do bị quy trách nhiệm cho Đơn vị tiến hành thực tập thì Đơn vị tiến hành thực tập phải thanh toán cho TTS thù lao nghỉ việc không dưới 60% mức lương trung bình.
  • Tạm ứng tiền lương chưa thanh toán :

Luật về đảm bảo thanh toán lương có chế độ tạm ứng một phần tiền lương chưa thanh toán cho người lao động phải nghỉ việc mà chưa được thanh toán tiền lương do Đơn vị tiến hành thực tập phá sản. Hãy hỏi Ban giám sát thuộc Phòng tiêu chuẩn lao động Sở lao động của địa phương hoặc Cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động gần nhất về nội dung chi tiết điều kiện người được hưởng tạm ứng cũng như khoản lương chưa thanh toán thuộc đối tượng được tạm ứng theo chế độ này.
  • Bảo hiểm thất nghiệp

- Trường hợp người lao động bị thất nghiệp thì chu cấp khoản cần thiết để ổn định cuộc sống. Trường hợp bị thất nghiệp do Đơn vị tiến hành thực tập bị phá sản hoặc thu nhỏ quy mô kinh doanh và thỏa mãn các điều kiện nhất định thì thực tập sinh kỹ năng cũng sẽ được nhận khoản chu cấp này.

+ Người sử dụng lao động (Đơn vị tiến hành thực tập) phải làm thủ tục tham gia.

+ Tổng số tháng tham gia bảo hiểm lao động tổng cộng 6 tháng trở lên, được tính từ 1 năm trước ngày nghỉ việc và số ngày cơ bản nhận tiền lương trong tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 11 ngày.

+ Phí bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động (Đơn vị tiến hành thực tập) và người lao động (thực tập sinh kỹ năng) gánh chịu. Bạn (thực tập sinh kỹ năng) phải gánh chịu khoản tiền như sau:
Số tiền lương × Tỷ lệ bảo hiểm (ngành nghề thông thường là 0,3%, ngành nghề thuộc nông lâm ngư nghiệp là 0,4%, ngành xây dựng là 0,4%)

+ Làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hello-work

Thủ tục yêu cầu thanh toán khoản tiền khi ly khai khỏi bảo hiểm lương hưu phúc lợi, quỹ lương hưu nhân dân
  • Thanh toán tiền trợ cấp nghỉ việc
Trường hợp nghỉ việc với lý do bị quy trách nhiệm cho Đơn vị tiến hành thực tập thì Đơn vị tiến hành thực tập phải thanh toán cho TTS thù lao nghỉ việc không dưới 60% mức lương trung bình.
 
 
Nguồn: IEVJ
 
CÁC BẠN TTS ,TNS HẾT HẠN VISA HOẶC XÍ NGHIỆP HẾT VIỆC PHÁ SẢN MUỐN TÌM VIỆC CHUYỂN SANG VISA TOKUTE KATSUDOU PHÍA CÔNG TY CHÚNG TÔI SẼ HỖ TRỢ GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP LÀM THỦ TỤC HỒ SƠ CHO CÁC BẠN VISA TỪ 3 THÁNG ĐẾN 1 NĂM. 
Để được cán bộ tư vấn hỗ trợ, các bạn hãy hoàn thành thông tin vào mẫu khảo sát dưới đây.

japan.net.vn chúc mọi người mùa dịch an toàn. Hẹn gặp lại tại Nhật Bản sau khi dịch đã được khống chế được

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn