Cũng như Việt Nam, người Nhật cũng đón tết trung thu, đặc biệt họ còn dành riêng 2 ngày nghỉ lễ cho dịp này. Cùng khám phá sự khác biệt thú vị giữa tết trung thu ở Nhật Bản và Viêt Nam nhé.
“Tsukimi” (月見) trong tiếng Nhật có nghĩa là “ngắm trăng”, đây được coi là dịp để mọi người cùng thưởng thức đêm trăng và diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm.
Có tài liệu cho rằng lễ hôị Otsukimi của người Nhật được bắt nguồn từ phong tục Tết Trung Thu của Trung Quốc, du nhập đến Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 – 1185).
Ban đầu, lễ hội ngắm trăng Otsukimi ở Nhật chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, tuy nhiên đến thời kỳ Edo (1603 – 1868) đã phổ biến và trở thành một lễ hội dân gian với mục đích là cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người.
Otsukimi ngày nay đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản và trở thành một trong những dịp lễ quan trọng cuả người Nhật
Xem ngay: Lịch đỏ Nhật Bản- Chi tiết lịch nghỉ lễ tết tại Nhật 2018
Nếu như ở Việt Nam hay một số quốc gia châu Á, trung thu tổ chức 1 năm 1 lần vào dịp rằm tháng 8 âm lịch thì người Nhật tổ chức 2 lần 1 năm.
Lần 1 lễ hội Otsukimi tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch, lần 2 sẽ tổ chức sau gần 1 tháng là ngày 13/9 âm lịch. Trong đó đêm 15/8 gọi là 十五夜, đêm 13/9 sẽ được gọi là 十三夜 tức“trăng sau” (後の月).
Theo quan niệm của người Nhật nếu bạn đã ngắm trăng đêm 15 thì không được bỏ lỡ đêm 13 bởi nếu chỉ ngắm đêm 15 thì người đó sẽ gặp xui xẻ. Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm: Bất ngờ với phong tục đón Tết của người Nhật Bản
Người Việt Nam quan niệm rằng trên cung trăng sẽ có cây đa và chú cuội sinh sống. Tuy nhiên, trong văn hóa của người Nhật thì họ tin rằng trên đó có một chú thỏ sinh sống và đến dịp Otsukimi chú thỏ đó lại giã bột để làm bánh dày mochi.
Ngoài ra, có một câu chuyện khác được trẻ em Nhật Bản yêu thích và có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ. Câu chuyện kể về thượng đế đã hóa thân thành một ông lão ăn xin để thử thách 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ. Trong khi khỉ trèo cây hái trái ngon, cáo trộm đồ cúng ở các ngôi mộ để tặng ông lão thì thỏ không có gì cả.
Đẻ có thể có đồ ăn cho ông lão thỏ đã hiến tặng chính mình bằng cách lao mình vào đống lửa. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, thượng đế đã hồi sinh thỏ và để chú sống tại cung trăng
Đối với người Nhật bánh dango chính là một đại diện không thể thiếu vào dịp tết trung thu của người Nhật. Những chiếc bánh tròn tròn và xinh xắn tựa như những ông trăng nhỏ được người Nhật còn quan niệm rằng khi ăn sẽ giúp bạn trở nên khoẻ mạnh và hạnh phúc. Theo đó vào đêm 15, người Nhật thường xếp bánh dango lên dĩa để cúng sau đó cả gia đình sẽ cùng thưởng thức.
Vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi chính là cỏ lau (Susuki) là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản gồm cỏ hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (Kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko). Cỏ lau được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu
Rước đèn cá chép: Cũng giống như trẻ em Việt Nam, các trẻ em Nhật Bản cũng có đèn cá chép vào mỗi dịp trung thu. Người Nhật cho rằng: Cá chép là hiện thân cho lòng can đảm và sự mạnh mẽ bất diệt. Cá chép hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước chịu bao nhiêu khó khăn để có được thành quả tốt đẹp, được người Nhật vô cùng thán phục
Chúc cho các bạn Việt Nam đang XKLĐ Nhật Bản có thể đón Tết trung thu ở Nhật Bản thật vui vẻ nhé!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.