Sumo vốn được coi là môn võ giàu truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản, cũng như là một nghi lễ tôn giáo (Thần đạo – Shinto). Các võ sĩ Sumo đều có tầm vóc khổng lồ, đồ sộ nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn trên sản đấu.
Sumo ra đời cách đây 1.500 năm trên tinh thần là một môn đấu vật thể hiện sức mạnh. Sau đó, người ta dùng nó trong các nghi thức bói toán để dự đoán xem mùa vụ có bội thu hay không. Đến thế kỷ 18, Sumo phát triển thành một hình thức giải trí quần chúng rất được yêu thích. Ngày nay, Sumo không chỉ gói gọn trong các cuộc tranh tài dành cho những võ sĩ chuyên nghiệp mà còn được xem như môn thể thao.
Võ sĩ Sumo
Hiện tại, Nhật Bản có hiệp hội Sumo là hiệp hội quản lý và tổ chức các cuộc thi đấu Sumo. Hàng năm, có các giải đấu Sumo diễn ra vào tháng 1,3,5,7,9 và 11. Mỗi giải đấu diễn ra trong vòng 15 ngày. Các võ sĩ dược chia làm bên Đông – bên Tây. Tùy theo thành tích thắng bại, các võ sĩ được thăng cấp và thăng lương.
Mặc dù ở các lò Sumo khác nhau, lương của mỗi bậc đều có quy định rõ rang. Cao cấp nhất là Yokozuna (lương trung bình 2.820.000 yên/tháng), kế đến là Ozeki ( 2.347.000 yen/tháng), tiếp theo là cấp bậc Sekiwate, Komusubi, Maegashira, Jyuryo. Các cấp này được gọi là Makunouchi (tạm dịch là “đấu sân trước”, thi đấu có truyền hình trực tiếp).
Các võ sĩ mới vào nghề chưa có thành tích gì, được xếp ở hạng Makunosh*ta (đấu sân sau, không có truyền hình trực tiếp) thì không có lương từ Hiệp hội mà chỉ nhận được tiền tiêu vặt từ vị thầy của mình (okata).
Điều kiện quy định để gia nhập lò Sumo cũng rất khắt khe: Nam giới, đã tốt nghiệp trung học (cấp 2), tuổi nhập môn trễ nhất là 23 tuổi, chiều cao tối thiểu là 167 cm, cân nặng tối thiểu là 67 kg. Sauk hi trải qua các kỳ sát hạch về sức khỏe bao gồm: thị lực, sức bật, độ bền, tốc độ chạy… người nào được nhận sẽ bắt đầu tập luyên, ăn uống theo chế độ của Sumo để tăng trọng lượng. Các lực sĩ Sumo tuy có thể trọng đáng nể lại không phải là những người mắc bệnh béo phì. Hàng năm, họ đều trải qua các cuộc khám sức khỏe định kỳ để tránh các bệnh tim mạch. Đa số họ đều có lượng mỡ dưới 30% trọng lượng cơ thể nghĩa là béo hơn người bình thường nhưng không phải béo bệnh.
Cấp bậc trong Sumo không tăng theo thể trọng mà phân theo thắng thua trong các giải đấu. Từ hạng Ozeki trở xuống nếu số trận thua lớn hơn số trân thắng liên tục trong hai giải sẽ bị tụt hạng . Hạng Yokozuna không bị tụt hạng nhưng nếu thua nhiều liên tiếp hai giải sẽ bị khiển trách, thua 3 giải liên tiếp sẽ bị buộc giải nghệ Do đó, lực sĩ nào cũng phải cố gắng đạt ít nhất 8 trận thắng / 15 trân trong mỗi giải đấu để tránh bị tụt hạng.
Thi đấu Sumo
Trong thi đấu Sumo, không cho phép dùng đòn đá, đòn cùi chỏ, không được nắm tóc, không được đấm, không được xia vào mắt hoặc tấn công hạ bộ nhưng được húc vào người đối thủ, được ngáng chân thậm chí được tát vào mặt đối thủ. Sumo thi đấu không phân biệt theo hạng cân, do đó khán rất thích thù khi xem trận đấu giữa một võ sĩ nhẹ cân hơn, thấp hơn đấu với võ sĩ to hơn và không phải lúc nào kẻ to lớn hơn cũng thắng.
Theo quy định, hai võ sĩ Sumo thi đấu trong một vòng tròn, ai đẩy được đối thủ ra khỏi vòng hoặc quật ngã, làm cho bất kỳ bộ phận trên người đối thủ , trừ lòng bàn chân chạm đất sẽ giành chiến thắng.
Võ đài thi đấu của các võ sĩ Sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4,55 m. Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏn bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát. Bên trên võ đài Dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Thần Đạo trong sumo.
Sumo hiện đại
Trong thế giới Sumo ngày nay, có 2/3 võ sĩ Sumo trong hạng Makunouchi đến từ các quốc gia khác như Mông Cổ, Gruzia, Bulgaria…Hiệp hội Sumo Nhật Bản rất đau đầu vì đứng giữa hai dòng “truyền thống” và “thể thao”. Do Sumo thi đấu không tách hẳn khỏi tính lễ nghi truyền thống nên rất khó để đưa ra ngoài ranh giới Nhật Bản và người Nhật cũng không hẳn muốn môn này trở thành môn thi đấu quốc tế giống như Judo, Kendo. Mặt khác , Hiệp hội vẫn công nhận sự có mặt của những lực sĩ ngoại quốc giúp cho giải đấu sôi động hơn, lôi cuốn nhiều người xem và các võ sĩ nước ngoài này trám vào chỗ trống do thiếu người kế thừa tại các lò đào tạo Sumo.
Dù trải qua nhiều thay đổi của cuộc sống hiện đại và du nhập của văn hóa phương Tây. Sumo vẫn là nét văn hóa truyền thống, một nghi lễ tôn giáo trong nền văn hóa đa dạng, đầy cổ kính và tính nhân văn của Nhật Bản.
Bài viết được quan tâm nhiều nhất:
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.