Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Tết trẻ em mùng 5 tháng 5 Nhật Bản

Thời gian đăng: 08/12/2013 21:56

Tất cả những điều này là một trong những nghi thức cầu chúc cho sự trưởng thành của những chú bé trai ở những gia đình người Nhật Bản.

 
Nhật Bản, có tất cả 5 ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời điểm chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5 là một trong những ngày quan trọng đó (tết đoan ngọ), là ngày báo hiệu cho một mùa xuân, mùa cây xanh đâm chồi nảy lộc, mùa sinh trưởng của tất cả mọi loài, đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh dịch bệnh, dễ đau ốm do chuyển tiết, chuyển mùa. Bắt nguồn từ những phong tục, nghi lễ được tiến hành trong dịp lễ tết Đoan ngọ của Trung Quốc, gia đình Nhật hoàng và giới quý tộc triều đình cũng tổ chức việc phân phát lá thuốc phòng bệnh, hay tổ chức những buổi lễ phi ngựa bắn cung nhằm phòng trừ tà ma ác quỷ.
 
Đến thời Kamakura (1185-1333: bất đầu thời kì Samurai), các tập tục này được các gia đình Samurai thay đổi bằng việc treo những lá cờ (Nobori), mũ giáp (Kabuto), hay những vũ khí chiến đấu trước cổng và hàng rào nhà mình. Còn với người dân thường thì thay thế bằng những mũ giáp và hình nộm Samurai to lớn, dũng mãnh được làm từ giấy. Dần dần, các hình nộm này được thu nhỏ lại và được trang trí phía trong nhà, và mang hình ảnh của những nhân vật lịch sử như anh hùng Benkei,Yoshitsune dũng mãnh, nhằm cầu mong sự che chở ,bảo vệ mọi người trong gia đình khỏi những tại họa, bệnh tật. Đây chính là tập tục Gogatsu Ningyo (trang trí hình nộm tháng năm) của người Nhật .
 
Cho đến thời Edo, việc chính phủ Nhật quy định đây là ngày lễ quan trọng trong năm càng làm cho phong tục này lang rộng trong dân gian. Có một điều khác biệt ở đây là ở các gia đình dân thường vì không có cờ để treo như các gia đình Samurai, thay vào đó là những Koinobori (cờ cá chép) rất được yêu thích .
 
Từ Koi chỉ những con cá chép, Nori là hình ảnh những con cá đó bơi ngược từ dưới sông lên những thác cao. Nó tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh trong ngày tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 và cùng với ý nghĩa "cá vượt vũ môn", nó còn mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.
 
Do đó koinobori chỉ đựơc trang trí trong ngày lễ của những bé trai. Độ dài của koinobori thường là 10m do đó nó tạo nên hình ảnh đẹp mắt là những lá cờ dài đầy màu sắc rực rỡ bay trong gió trên bầu trời Nhật Bản vào tháng 5.
 
Cờ cá chép bắt nguồn từ chuyện kể về một loại cá chép sống ở sông Hoàng Hà (Trung Quốc) vượt dốc bơi lên thượng nguồn. Do vậy người xưa cho rằng đây là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời.
 
Nếu bạn chú ý hơn nữa sẽ thấy cờ cá chép có ba màu sắc: đen, đỏ, xanh biểu hiện cho người cha, người mẹ và trẻ con. Chúng ta thử so sánh xem có đúng như vậy không?
 
Theo thuyết ngũ sắc thì màu đen biểu hiện cho nước vào mùa đông. Mùa đông là mùa vạn vật đều tĩnh lặng, ít hoạt động. Người cha theo quan điểm của người xưa là người phải trầm tính. Còn nước là nơi bắt nguồn của mọi sự sống. Màu đỏ là màu của lửa vào mùa hạ. Lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Nên có thể nói là biểu trưng cho hình ảnh người mẹ. Còn màu xanh là màu biểu hiện cho cây vào mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vương thẳng. Là biểu hiện cho lớn lên của đứa trẻ. Như vậy, ba chú cá chép biểu hiện cho sự an định và cung cấp nguồn sống, trí tuệ và nuôi dưỡng, sự trưởng thành và phồn vinh, là những yếu tố không thể thiếu được trong một gia đình đầm ấm, làm cơ sở cho sự trưởng thành hài hòa của những đứa trẻ .








 
Gần đây, do các gia đình sống trong thành phố, vì không có sân vườn để có thể treo cờ cá chép, nên cờ cá chép cũng được thu nhỏ lại để có thể treo ở ban công, cửa sổ trong nhà. Đồng thời, bên cạnh cờ cá chép còn có chong chóng, các sợi dây đủ màu sắc cũng được treo cùng, bay phất phơi trong gió, trong thật là thú vị.
 
Và một yếu tố nữa trong ngày này là người Nhật thường ăn bánh Chimaki, một dạng bánh trưng ở Trung Quốc, bánh tro ở Việt nam. Việc này bắt nguồn từ câu chuyện Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân ta cũng như dân Nhật, có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết hình con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết hình con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn lại để dành nấu uống quanh năm.
 
Quả thật là thú vị khi ta tìm thấy sự tương đồng văn hóa giữa người Nhật và người Việt mặc dù cách thể hiện có khác nhau.
 
Buổi sáng mùa xuân, cả rừng núi phủ một gam màu xanh tươi của cây lá. Ly trà chanh của anh Bamaguro pha vẫn còn nóng hổi, phảng phất khói. Từ cánh cửa sổ phòng, nhìn về những ngôi nhà phía xa, đâu đó vang lên tiếng vui cười của trẻ. Và trong sân, trên cột cờ, những chú cá chép vẫn bơi lội tung tăng trong gió, trông thật xinh tươi và vui vẻ.






TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn