Người Việt Nam ở Nhật, đặc biệt là những lao động xuất khẩu đang làm việc trong các xí nghiệp Nhật Bản được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ...tuy nhiên người Việt ở Nhật cũng bộc lộ khá nhiều điểm không tốt và khi được đem ra so sánh với người Nhật thì những điểm này càng rõ nét hơn.
Trộm cắp vặt, vấn đề gây nhức nhối cho cộng đồng người Việt tại Nhật Bản
Là một người đã sống hơn 10 năm ở Nhật Bản, tôi đã được nghe khá nhiều những than phiền của người Nhật về cách cư xử không đúng mực của người Việt Nam, tôi xin tóm tắt một vài tật xấu mà người Việt sống ở Nhật nên bỏ, cũng xin được nói trước là bài viết này chỉ nói lên quản điểm, suy nghĩ của tôi dựa trên kinh nghiệm bản thân chứ không nhằm vào bất cứ cá nhân nào, do đó nếu có động chạm đến lòng tự ái của bạn nào đó thì cho tôi xin lỗi trước.
1. Ăn cắp, tật xấu nổi cộm cần bàn đến:
Ăn cắp vặt, thói xấu đáng lên án của một số người Việt tại Nhật, mới đây nhất truyền thông, báo chí đã rộ lên việc tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt tại Nhât vì vận chuyển hàng lậu. Theo thống kê hiện nay thì 40% những vụ ăn cắp của người nước ngoài tại Nhật đều do người Việt gây ra. Đây là căn bệnh trầm kha, khó chữa ai cũng biết rồi nên xin miễn bàn.
Tất nhiên là ai cũng hiểu rằng không phải 100% người Việt Nam ở Nhật là đi ăn cắp, nhưng chính những người đi ăn cắp đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến người lương thiện.
2. Những điều vụn vặt đáng bàn:
- Lười tìm hiểu, thích ỷ lại:
Rất nhiều lần tôi bị các doanh nghiệp phía Nhật Bản phản ảnh về tình trạng lao động Việt, có những thứ rất đơn giản chỉ cần chịu khó tìm hiểu, để ý thì sẽ nắm được. Thế nhưng khi được hỏi thì những người Việt trả lời tỉnh bơ là "không quan tâm bởi lẽ có gì thì đã có công ty lo!".
- Khả năng giao tiếp kém:
Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng của nho giáo, bởi vậy phép tắc, lễ nghĩa luôn được xem trọng. Tục ngữ đã có câu "lời chào cao hơn mâm cỗ". Thế nhưng không hiểu vì lý do gì đó mà nhiều người Việt ở Nhật rất kém trong giao tiếp, thậm chí phải nói là đã không biết phép tắc giao tiếp.
Bạn phải hiểu rằng, Nhật Bản cũng là nước rất trọng lễ nghĩa. Và người Nhật cũng vậy. Họ chú ý đến từng ly từng tý trong giao tiếp.
- Chỉ khi bị đụng đến quyền lợi mới "giật mình":
Người việt chúng ta có tính "đại khái" do đó hầu hết những giấy tờ hoặc giải thích về vấn đề nào đó thì đều làm qua quýt cho xong, cho đến khi vì một lý do nào đó mà bị "phạt" vì "vi phạm hợp đồng" "quy định" thì mới bắt đầu quan tâm để ý và thắc mắc là "vì sao mà bị phạt/ bị trừ tiền nhiều như thế ?".
Kể ra thì rất nhiều nhưng nói có thể thấy rằng tính hời hợt cộng với việc ích kỷ, chỉ biết quyền lợi của cá nhân mà quên đi trách nhiệm thể hiện rất rõ trong tính cách của người Việt.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.