Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Thực thập sinh bỗng thành kẻ mang nợ vì giấc mơ xuất khẩu lao động

Thời gian đăng: 19/07/2022 10:09

Cọc chống trốn là 1 trong những khoản chi phí không nhỏ trong tổng chi phí đi XKLĐ Nhật. Nhiều công ty mang danh thu cọc nhằm chiếm đoạt tiền của những người đi xuất khẩu lao động.

 
 

Chương trình thực tập sinh tại Nhật là một chương trình chính phủ Nhật Bản liên kết với một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sang Nhật làm việc. Tính đến năm 2022 Việt Nam đã tiến cử gần 100 nghìn lao động, và con số này tiếp tục tăng trong năm 2022.

Nếu xét về vấn đề thực tập sinh Việt sang Nhật làm việc để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống thì chương trình này cực kỳ tốt, mang lại nhiều cơ hội việc làm, thay đổi tương lai, tuy nhiên vẫn có không ít câu chuyện XKLĐ khác vẫn có hành vi lừa đảo, tiền mất tật mang. 

 





" Cọc chống trốn có được thu hay không?" là 1 trong những lí do điển hình mà chương trình này vẫn có sự mâu thuẫn về quy định, gây thật hại đặc biệt về tài chính của người lao động. Theo quy định từ năm 2013 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội thì là CÓ, với quy định chung là các DN XKLĐ được quyền thu tiền cọc để tránh việc người lao động lưu trú bất hợp pháp sau khi hết thời hạn ở nước ngoài. Mức trần là không quá 3.000 USD, phải được gửi vào tài khoản ngân hàng và hoàn trả sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng. Tuy nhiên phía Nhật Bản lại TUYỆT ĐỐI CẤM các DN XKLĐ được thu tiền đặt cọc của người lao động dưới bất kỳ hình thức nào. Phóng sự VTV

Tiền đặt cọc chống trốn XKLĐ Nhật là gì – Sao phải đóng

Những năm trước đây khái niệm cọc chống trốn không quá xa lạ. Vì sao? Vì những năm trước để tránh tình trạng thực tập sinh bỏ trốn ra ngoài cư trú bất hợp pháp. Đây chính là lý do bắt nguồn tới cọc chống trốn đi XKLĐ Nhật Bản. Các công ty XKLĐ Nhật yêu cầu người lao động phải đóng khoản này nếu họ thấy bạn có khả năng trốn cao. Khi bạn trốn thì họ lấy số tiền này để trả cho nghiệp đoàn Nhật Bản và các nghiệp đoàn dùng số tiền này để nộp phạt với cơ quản quản lý nhập cảnh Nhật

Xem ngay: 
Tiền chống trốn xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?

Tiền cọc chống trốn đóng cho ai, đóng bao nhiêu?

Khoản tiền đặt cọc chống trốn này thì không có quy định đóng bao nhiêu, chỉ tùy thuộc vào từng công ty XKLĐ Nhật Bản yêu cầu đóng khác nhau, mức trần mà bộ lao động quy định là 3000 USD. Khoản tiền cọc này thường được đóng cho một ngân hàng do phía công ty XKLĐ Nhật chỉ định. Đóng cho ngân hàng dưới dạng sổ tiết kiệm có kỳ hạn và 3 bên thỏa thuận với nhau (bên ngân hàng – bên công ty XKLĐ– bên đại diện gia đình thực tập sinh).

Thỏa thuận 3 bên này thường có nội dung có ý là: Nếu trong 3 năm làm việc mà thực tập sinh bị phía doanh nghiệp gửi thông báo vi phạm pháp luật ở Nhật (ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo…), trốn ra ngoài cư trú bất hợp pháp thì công ty XKLĐ Nhật sẽ được hưởng số tiền tiết kiệm trên. Nếu sau 3 năm mà thực tập sinh đó không bỏ trốn thì ngân hàng phải trả lại cho người bảo lãnh thực tập sinh đó (thường là bố mẹ, vợ chồng) cộng với lãi suất kỳ hạn 3 tháng của số tiền đó. Nghĩa là số tiền đặt cọc chống trốn XKLĐ Nhật này sẽ được đóng cho một ngân hàng và ngân hàng đứng gia làm chứng cho 2 bên.

Xem chi tiết: 
Hỏi đáp về tiền đặt cọc, chống trốn xuất khẩu lao động Nhật Bản

Làm thế nào để lấy lại tiền đặt cọc khi đi xuất khẩu lao động?
 
Có không ít người lao động nhầm tưởng rằng đây là số tiền sẽ không thể lấy lại sau khi kết thúc hợp đồng về nước nên đã rất lo ngại, nhất là khi bị áp mức phí đặt cọc với số tiền lớn. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết này nên cũng có không ít đơn vị làm ăn không có uy tín đã lấp liếm luôn số tiền này mà không trả lại cho người lao động.
 
Theo quy định của Luật lao động Việt Nam, tại khoản 2 và khoản 4 điều 23 thì số tiền ký quỹ (tiền đặt cọc chống trốn) sẽ được công ty phái cử hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho lao động khi thanh lý hợp đồng lao động nếu lao động không vi phạm hợp đồng trong thời gian làm việc ở nước ngoài vì vậy người lao động cần hiểu rõ tránh trường hợp bị chiếm đoạt
 
 
Nếu người lao động vi phạm hợp đồng trong thời gian làm việc thì số tiền đặt cọc sẽ được doanh nghiệp sử dụng để bù đắp những thiệt hại phát sinh do lao động đó gây ra. Trường hợp tiền đặt cọc không đủ để bù đắp thiệt hại nếu số tiền đó không đủ với giá trị thiệt hại thì người lao động đó phải nộp bổ sung còn nếu thừa thì doanh nghiệp phải trả lại số còn thừa cho lao động.
 
Nếu trong thời gian làm việc, lao động chấp hành đúng và về nước đúng thời hạn thì chỉ cần đem hợp đồng và giấy xác nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ của chủ sử dụng lao động để yêu cầu công ty môi giới đứng ra giải quyết thủ tục với ngân hàng để được nhận cả gốc lẫn lãi về.

>>> 
Tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, lấy lại được không?

Cọc chống trốn đã bỏ tại Japan.net.vn

Cảm thông được những khó khăn của người lao động, hiện nay Chúng tôi bỏ cọc chống trốn cho người lao động nữa mà chỉ cần phải chuẩn bị về khoản chi phí đơn hàng. Điều này đã tạo điều kiện cho nhiều lao động không có điều kiện về kinh tế vẫn có thể sang Nhật làm việc. 
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn