Thời khắc đón năm mới luôn là thời điểm thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Và ở Nhật Bản cũng có những nét rất riêng trong phong tục đón năm mới.
Vào dịp năm mới, trước cửa nhà thường trang trí Kadomatsu (chaayuj cây thông và tre) hoặc shimenawa ( dạng dây thừng rơm, được treo trước cửa đền thờ thận đạo). Vào đầu năm mọi người thường ăn bánh Omochi và Osechi-ryori. Đây là phong tục bắt nguồn từ "lễ hội tạ mùa" của các nông dân Nhật Bản.
Các phong tục đầu năm của người Nhật bao gồm :
1. Tiệc tiễn năm cũ:
Thường vào ngày đầu tiên của tuần cuối cùng năm cũ, các công sở tổ chức ăn uống để tiễn năm cũ. Những bữa tiệc như vậy gọi là Bounenkai.
Bữa tiệc này là để quên đi những vất vả và khó khăn trong năm cũ. Đây là thời điểm nhân viên nhận tiền thưởng tết, chính vì thế những bữa tiệc Bounenkai thường tổ chức rất hoành tráng.
2. Tiếng chuông tiễn năm cũ:
Thời khắc cuối năm luôn là thời khắc rất quan trọng mà không ai muốn bỏ lỡ. Các phong tục của thời điểm cuối năm tại mỗi vùng khác nhau là khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ăn mì soba. Khi ăn mọi người đều cố gắng ăn hết tô mì mà không cắn đứt sợi mì với niềm tin sợi mì càng dài thì tuổi thọ càng cao, đồng thời Soba phải được ăn vào lúc 12h để xua đi các rủi ro trong năm mới.
Tại thời điểm chuyển giao năm cũ - năm mới, đây là thời khắc thiêng liêng nhất tại nhật Bản bởi 108 hồi chuông chùa sẽ ngân vang và người ta tin rằng con người sẽ từ bỏ 108 dục vọng trần gian.
Các đền chùa ở Nhật thường cho dân thường đánh chuông trong dịp này.Các bạn thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản đừng bỏ qua cơ hội thử điều này nhé.
3. Lễ đón mừng năm mới :
Sáng ngày 1/1, các gia đình đều làm lễ đón năm mới. Đầu tiên, sẽ là rượu mừng năm mới nhằm trừ tà khí, kéo dài tuổi thọ, tiếp đó là món canh bánh dày Ozoni, món canh được sử dụng tất cả nguyên liệu : củ cải, khoai, và bánh dày omochi...Đây là những thứ được bày trên bàn thờ tổ tiên đêm giao thừa. Người Nhật cho rằng khi ăn vào, họ sẽ được các vị thần hoặc tổ tiên phù hộ để tăng thêm sức mạnh.
Trong ba ngày đầu năm mới, người Nhật quan niệm rằng nấu nướng không tốt cho vị thần bếp và nhằm giải phóng công việc nấu nướng bận rộn cho người phụ nữ mà họ sẽ sử dụng đồ ăn Osechi - Đồ ăn nguội đã được chuẩn bị sẵn trong các hộp lớn.
Ngày đầu năm mới, mọi người thường gửi những thiệp chúc mừng năm mới tới bạn bè, ngườ thân...Đây cũng là dịp duy nhất, mà ở Nhật người ta có thể mừng tuổi cho trẻ con bằng tiền ( người Nhật rất ghét bị tặng tiền).
4. Giảm giá các mặt hàng vào dịp đầu năm:
Ngày 2/1, rất nhiều siêu thị , bách hóa trên khắp nước Nhật sẽ mở cửa phục vụ khách hàng. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của mình vào một túi to đề ngoài chữ Fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ vì thế vào dịp này người Nhật xếp hàng từ rất sớm để mua được những túi phúc.
5. Tục lệ ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày:
Vào ngày 7/1, người Nhật sẽ ăn cháo chay nanakusagayu - được nấu từ 7 loại rau quả nhằm cầu chúc sức khỏe.
Ngày 11/1, người Nhật có tục lệ làm vỡ bánh dày. Bánh dày hình gương được đập vỡ bằng búa, dùng nấu chè với đậu đỏ ý mang lại những điều tốt đẹp.
6. Lễ thành nhân.
Vào ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 1, chính là ngày lễ thành nhân (Seijin-no-hi). Đây là ngày lễ trang trọng để chúc mừng các nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi.
Lễ thành nhân được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương. Các nam thanh nữ tú sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống. Đây là dịp các nữ thanh niên Nhật khoác lên mình bộ Kimono Furisode.
Sau ngày lễ này,cũng là hết tết và mọi ngươi quay lại với cuộc sống bận rộn thường ngày.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Tết ở Nhật Bản thật là tuyệt vời. Mình muốn được đi đến đó một lần quá