Năm 2014 không được coi là năm thuận lợi cho xuat khau lao dong Việt Nam làm việc ở nước ngoài, nhưng lại được đánh giá là một năm khới sắc, với hơn 105.000 lao động đi xuất ngoại. Các thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài vẫn đang phát triển theo hướng tích cực và không ngừng gia tăng số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam, chứng tỏ người lao động ngày càng được tin tưởng hơn, có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp của bản thân.
Tuy nhiên , một bài toán khó đang được đặt ra trên chính số lượng lao động Việt Nam đang ngày càng gia tăng đi xuất khẩu lao động nước ngoài ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông… Sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, người lao động được làm việc trong môi trường công nghiệp chuyên nghiệp, với số vồn kinh nghiệm kỹ năng trong tay, nhiều lao động Việt Nam vẫn loay hoay, khó khăn để tìm kiếm một công việc phù hợp trên chính đất nước của mình.
Nguyễn Trọng Vinh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong hàng trăm người đang làm thủ tục với mong muốn tìm được công việc phù hợp với công việc đã được đào tạo tại Hàn Quốc là thợ hàn công nghiệp (được cấp chứng chỉ đào tạo tại Hàn Quốc, với mức lương khoảng 1.500 USD/tháng).
Anh Vinh cho biết: “Sau gần một năm trở về Việt Nam, do không thể tìm công việc thợ hàn công nghiệp tàu thủy trong nước nên tôi chỉ làm những việc buôn bán nhỏ giúp gia đình. Hiện nay, ngoài nguyện vọng được trở lại Hàn Quốc làm việc, tôi mong muốn được làm tại các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và vốn ngoại ngữ đã học hỏi được”.
Anh Trần Sơn Tùng quê ở Lâm Thao, Phú Thọ từng làm việc 03 năm tại Nhật Bản trong lĩnh vực đúc nhựa, với mức lương 1.200 - 1.800 USD/tháng. Anh đã về nước được hơn 1 năm nay, hiện đang làm quản lý cho một công ty sản xuất nhựa tại Bắc Ninh với mức lương vẻn vẹn 5 triệu đồng/tháng. Anh nói: “Công nghệ của doanh nghiệp mà tôi đang làm khá lạc hậu so với dây chuyền công nghệ tôi đã từng làm tại Nhật Bản”.
Trước đó, bởi đã quen tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương xứng đáng nên tôi về nước đúng hạn những mong có được cơ hội trở lại làm việc. Nhưng về Việt Nam mới thấy xin được việc làm phù hợp với khả năng và thu nhập cao là rất khó khăn; trong khi đó, không có cơ hội qay lại Nhật Bản lần thứ hai”.
Thực tế cho thấy nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng đều muốn ở lại Nhật Bản, Hàn Quốc làm việc tiếp. Đây cũng là nguyên nhân khiến gần 40% lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp. Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nói riêng và các thị trường XKLĐ nói chung.
Với số vồn tích lũy được sau thời gian làm việc ở nước ngoài, nhiều lao động sau thời gian trở về nước dễ rời vào tình trạng trắng tay, vì số tiền đó họ vừa đem đi trả nợ lại vừa lo mưu sinh kiếm việc làm. Những người đi xuất khẩu lao động rất muốn tìm được một công việc trong nước phù hợp với tay nghề được đào tạo ở nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có chính sách cụ thể cho người lao động tái hòa nhập khi trở về để tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm họ đã được đào tạo tại nước ngoài cũng như chính sách tận dụng nguồn vốn mà họ tích lũy được để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Đây là một sự lãng phí lớn về nguồn lực tay nghề cao đang diễn ra tại Việt Nam. Những khó khăn mà người từng đi XKLĐ gặp phải là không thể tìm được nghề tương tự, hoặc ở Việt Nam có nghề đó nhưng máy móc và công nghệ khác biệt nên không thể áp dụng. Do vậy, Việt Nam cần sớm tổ chức đơn vị làm dịch vụ hỗ trợ lao động sau khi về nước tái hòa nhập như: Tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động; đào tạo chuyển đổi kỹ năng nghề đã làm tại nước ngoài phù hợp với thị trường lao động trong nước”.
Đây thực là một bài toán khó nhưng nếu giải quyết được, tận dụng được nguồn lao động sau khi đi xuất khẩu lao động nước ngoài sẽ là nguồn lực đóng góp không hề nhỏ cho sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật nước nhà và chất lượng lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.