Việc xưng hô trong giao tiếp hàng ngày của người Nhật luôn cần phải chính xác và cẩn thận, bởi người Nhật rất coi trọng cách xưng hô. Chính vì vậy khi đi XKLĐ Nhật Bản các thực tập sinh cần nắm vững các kiến thức về xưng hô trong tiếng Nhật. Cùng japan.net.vn tìm hiểu về các cách xưng hô trong tiếng Nhật CỰC CHUẨN.
1. Ngôi nhân xưng trong Tiếng Nhật xưng hô.
Xưng hô ngôi thứ 1
- わたし(watashi): tôi
Dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự hoặc trang trọng.
- わたくし (watakushi): tôi
Lịch sự hơn わたし, cách xưng hô khiêm tốn đượcdùng trong các buổi lễ hay không khí trang trọng
- わたしたち:watashitachi: chúng tôi
- われわれ (ware ware): chúng ta.
Bao gồm cả người nghe. わたし たち là “chúng tôi”, không bao gồm người nghe.
- あたしatashi: tôi, đây là cách xưng hô của con gái, mang tính nhẹ nhàng.
- ぼくboku: tôi, dùng cho nam giới trong các tình huống thân mật nhưng không hề suồng sã. Tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi.
- あたし (atashi): tôi, là cách xưng “tôi” mà phụ nữ hay dùng. Giống わたし nhưng điệu đà hơn.
- おれ:ore: tao, dùng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn hay dùng như “tao” là cách xưng hô ngoài đường phố.
Để lại thông tin liên hệ để nhận ngay trọn bộ đề thi tiếng Nhật JLPT 2022, link tổng hợp danh sách video dạy tiếng Nhật và những câu giao tiếp tiếng Nhật thường gặp nhất
Ngôi thứ hai
- あなた (anata): bạn
Đây là cách gọi lịch sự người mà bạn không thân thiết lắm, số nhiều dạng lịch sự của từ này đó là 貴方がた(あなたがた、anatagata) Quý vị, quý anh chị, đây là dạng hết sức lịch sự hay số nhiều dạng thân mật suồng sã của nó là あなたたち(anatatachi): Các bạn, các người.
- しょくん=shokun (Các bạn)
Xưng hô lịch sự dùng với người ít tuổi hơn. Dạng lịch sự hơn sẽ là あなた がた
- おまえ:omae: Mày
- てまえ hay てめえ (temae, temee): Mày.
Ở dạng mạnh hơn hơn おまえ. Không nên dùng từ này trừ trong tình huống chửi bới. Đây là cách xưng hô bất lịch sự nhất đối với nhân xưng thứ hai.
- きみ:kimi: em. Cách gọi thân ái với người nghe ít tuổi hơn.
Ngôi thứ ba
- かれ (kare): anh ấy.
- かのじょう (kanojou): cô ấy.
- かられ (karera) họ.
- あのひと (ano hito)/ あのかた (ano kata): vị ấy, ngài ấy.
Đọc ngay bài viết: 101 câu giao tiếp tiếng Nhật thường dùng nhất
2. Cách xưng hô tiếng nhật trong gia đình
Trong gia đình mình
ぼく |
Con(dùng cho con trai) |
わたし |
Con (dùng cho cả trai lẫn gái) |
おとうさん/ちち |
アイン |
おかあさん/はは |
アーウ |
りょうしん |
Bố mẹ |
おじいさん / おじいちゃん |
Ông |
おばあさん / おばあちゃん |
Bà |
おばさん / おばちゃん |
Cô, dì |
おじさん / おじちゃん |
Chú, bác |
あに |
Anh |
あね |
Chị |
いもうと |
Em gái |
おとうと |
Em trai |
*[おとうと], [いもうと], [あね] và [あに] có thể thêm hậu tố [ちゃん] để mang ý nghĩa thân mật hơn
Khi nói về thành viên trong gia đình người khác
りょうしん |
Bố mẹ |
むすこさん |
Con trai |
むすめさん |
Con gái |
おにいいさん |
Anh |
おねえさん |
Chị |
いもうとさん |
Em gái |
おとうとさん |
Em trai |
Ngoài ra còn một số từ xưng hô trong gia đình như
家族 か ( ぞく) kazoku Gia đình
夫婦 ふうふ fuufu Vợ chồng
主人 しゅじん shujin Chồng
夫 おっと otto Chồng
家内 かない kanai Vợ
妻 つま tsuma Vợ
甥 おい oi Cháu trai
姪 めい mei Cháu gái
孫 まご mago Cháu
義理の兄 ぎりのあに giri no ani Anh rể
義理の弟 ぎりのおとうと giri no otouto Em rể
義理の息子 ぎりのむすこ giri no musuko Con rể
Tham khảo thêm: 101 Từ vựng tiếng Nhật về gia đình- Bạn thử chưa?
3. Xưng hô tiếng Nhật trong trường học
Xưng hô tiếng Nhật trong trường học là cực kì cần thiết với các du học sinh khi đến Nhật du học. Xưng hô tiếng Nhật trong trường học được chia làm 2 loại là xưng hô với các thầy cô và xưng hô với bạn bè
Xưng hô với thầy cô:
- Thầy xưng hô với trò:
+ Ngôi thứ nhất: Sensei/Boku/Watashi
+ Ngôi thứ hai: Tên/Biệt danh + Kun/Chan hoặc Kimi/Omae
- Trò xưng hô với thầy:
+ Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku
+ Ngôi thứ hai: Sensei; Tên giáo viên + Sensei; Senseigata (các thầy cô); Kouchou Sensei (hiệu trưởng).
Xưng hô giữa bạn bè với nhau:
- Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore hoặc xưng tên của mình (con gái)
- Ngôi thứ hai: Tên riêng/Biệt danh + Chan/Kun; Kimi (cậu, đằng ấy - dùng khi thân thiết); Omae; Tên+senpai (gọi các anh chị khóa trước/tiền bối)
Đọc ngay bài viết: Mách nhỏ bạn 15 cách xin lỗi trong tiếng nhật giúp bạn tự tin giao tiếp
4. Xưng hô tiếng Nhật tại nơi làm việc, công ty
Xưng hô tiếng Nhật tại công ty là kiến thức mà thực tập sinh cần nắm chắc để giao tiếp thuận lợi khi làm việc tại Nhật Bả. Tùy vào cấp bậc của người giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp mà thực tập sinh cần chọn cách xưng hô hợp lý
Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
Ngôi thứ hai:
- Tên riêng (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
- Tên + san (dùng với cấp trên hoặc senpai)
- Tên + chức vụ (dùng với cấp trên)
- Chức vụ (VD: Buchou, Shachou...)
- Tên + senpai (dùng với người vào công ty trước/tiền bối)
- Omae (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
- Kimi (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
Một số chức danh cơ bản trong công ty Nhật
しゃちょう |
社長 |
Giám đốc |
ぶちょう |
部長 |
Trưởng phòng |
リーダー |
|
Nhóm trưởng hoặc Phó phòng |
セブリーダ |
|
Phó nhóm (dưới nhóm trưởng) |
しゃいん |
社員 |
Nhân viên |
ふくぶちょう |
副部長 |
Phó phòng |
ふくしゃちょう |
副社長 |
Phó giám đốc |
ワーカー |
|
Công nhân |
さんよ |
参与 |
Cố vấn |
してんちょう |
支店長 |
Giám đốc chi nhánh |
ひしょ |
秘書 |
Thư kí |
かんさやく |
監査役 |
Kiểm toán viên |
とりしまりやく |
取締役 |
Chủ tịch |
5. Xưng hô xã giao hàng ngày
Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore/Atashi
Ngôi thứ hai: Tên + San; Tên + Chức vụ; Omae; Temae; Aniki (đại ca, dùng trong băng nhóm hoặc dùng với ý trêu đùa); Aneki (chị cả, dùng như Aniki)
6. Xưng hô giữa người yêu với nhau
Tên gọi + chan/kun : phổ biến ở cặp đôi trong độ tuổi khoảng 20
Gọi bằng nickname (cặp đôi trong độ tuổi khoảng 30, nhưng ít hơn cách trên)
Gọi bằng tên (không kèm theo chan/kun) : phổ biến ở độ tuổi khoảng 40
Gọi bằng tên + san : phổ biến ở độ tuổi 40 nhưng ít hơn cách trên
Xem ngay: Lời tỏ tình anh yêu em bằng tiếng Nhật siêu lãng mạn
7. Tổng hợp một số hậu tố đứng sau tên
せんぱい:senpai: dùng cho đàn anh, người đi trước
こうはい:kouhai: dùng cho đàn em, người đi sau
Tham khảo thêm bài viết: Senpai là gì? Phân biệt Senpai, Kohai và Sensei khi đi XKLĐ Nhật
しゃちょう:shachou: giám đốc
ぶちょう:buchou: trưởng phòng
かちょう:kachou: tổ trưởng
おきゃくさま:okyakusama: khách hàng
さん:san: là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Cách nói này thường được sử dụng trong những trường hợp bạn không biết phải xưng hô vớ người đối diện như thế nào
ちゃん:chan: được sử dụng chủ yếu với tên trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè 1 cách thân mật. Chan sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi, tuy nhiên trong trường hợp ông Ojiichan, bà Obaachan cách nói này mang ý nghĩa ông bà khi về già không thể tự chăm sóc bản thân nên quay về trạng thái như trẻ em
くん:kun: gọi tên con trai 1 cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi. Trong lớp học ở Nhật, các học sinh nam thường được gọi theo cách này.
さま:sama: sử dụng với ý nghĩa kính trọng (với khách hàng). Tuy nhiên trong một số trường hợp mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính trưởng giả học làm sang. Đặc biệt không được dùng “sama” sau tên mình. Cách nói này cực kỳ bất lịch sự
ちゃま:chama: mang ý nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ đối với kiến thức, tài năng một người nào đó, dù tuổi tác không bằng
せんせい:sensei: dùng với những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó (hay dùng với giáo viên, bác sĩ, giáo sư…)
どの:dono: dùng với những người thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Dùng với ông chủ, cấp trên. Tuy nhiên các nói này hiếm khi sử dụng trong văn phong Nhật Bản
し:shi: từ này có mức độ lịch sự nằm giữa san và sama, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư
Có thể thấy rằng xưng hô trong tiếng Nhật cũng rất phức tạp không kém gì tiếng Việt. Các TTS, du học sinh cùng học thuộc các từ vựng tiếng Nhật xưng hô trong những trường hợp kể trên và sử dụng đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.