Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Cái kết cho lao động nếu vi phạm pháp luật tại Nhật Bản

Thời gian đăng: 22/02/2016 08:32

Hiện nay, số lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày càng tăng. Không chỉ vì lợi ích từ việc đi XKLD mang lại mà còn vì những trải nghiệm có một không hai tại đất nước mặt trời mọc. Không có con đường nào dẫn đến thành công mà rải đầy hoa hồng, con đường nào cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự nỗ lực. XKLD cũng vậy, tuy nhiên một số lao động vì rất nhiều lý do khác nhau mà đánh mất bản thân sa vào con đường tội lỗi như : ăn cắp, tham gia vào các tổ chức tội phạm… rồi phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.


 
Tỷ lệ phạm tội của người Việt tại Nhật

Từ một bài viết được chia sẻ rất thiết thực của chị Vũ Thu Hà hiện tại đang sống tại Nhật Bản nhiều năm, chị đang cư trú tại Fukuaka và rất nhiều lần đi phiên dịch cho hội luật sư tại đây để giải quyết những trường hợp vi phạm của lao động Việt tại Nhật Bản. Thông qua bài viết chị mong rằng không có người Việt nào đánh mất bản thân và làm mất đi hình ảnh của lao động Việt trong mắt người Nhật.

Chị Hà chia sẻ như sau:

“ Đến nay cũng đã hơn 5 năm làm cộng tác viên phiên dịch cho hội luật sư ở Fukuoka. Khoảng 3 năm trước thì thỉnh thoảng mới có 1 đến 2 vụ, thế nhưng mấy năm gân đây số vụ cứ tăng lên đến chóng mặt, đến nỗi mình không muốn nhận mấy vụ đi xa nữa chỉ nhận mấy vụ gần nhà, lái xe trong 20 phút trở lại. Ấy vậy mà công việc vẫn nhiều.

Mấy năm đầu tiên làm phiên dịch, gặp mấy bác làm luật sư nào cũng hồ hởi bảo rằng, tao lần đầu tiên nhận vuk nói bằng tiếng Việt đấy chứ trước toàn làm mấy vụ bằng tiếng Anh, tiếng Hàn hoặc tiếng Trung Quốc. Đến những năm gần đây thì gặp mấy bác luật sư thường xuyên có người còn làm việc với tôi 2,3 vụ. Phần lớn những người phạm tội là lao động, họ vi phạm tội ăn cắp vặt hay nằm trong một tổ chức hẳn hoi chuyên ăn cắp xong rau bán trên mạng, có những thứ thì tuồn về Việt nam để tiêu thụ.

Câu chuyện của những người lao động đó thì giống nhau như in, rằng gia đình phải vay mượn hàng trăm triệu ở nha rồi nghe lời công ty tư vấn sang đây làm lương ít nhất cũng được 40 triệu/tháng, nhưng khi sang đến nơi thì công việc thì nhiều mà lương thì chưa đủ để trả tiền sinh hoạt. Tiền không đủ gửi về trả nợ gốc nói gì lãi suất ngân hàng, tiết kiệm để gửi tiền về nên mới đi ăn cắp!

Lý do thì rất nhiều. Mà cái nguyên nhân đầu tiên nằm ở các lao động và gia đình lao động thì đúng hơn. Cầm visa đi XKLD mà sang thì chỉ chọn việc không chăm chỉ cứ nghĩ việc nhẹ lương cao,ở Nhật Bản năm đầu tiên có thể hơi vất vả và lương chưa được như mong muốn, vậy nhưng nếu lao động biết nỗ lực, chăm chỉ thì sẽ không thiệt thòi điều gì. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy thôi lúc đầu mới làm ở đâu cũng có thời gian thử việc, làm việc lâu chủ sử dụng lao động tin tưởng rồi thì mới có chế độ thưởng, tăng lương được chứ không ai mới làm việc gì mà lương cao được.

Thứ hai là do suy nghĩ của các bạn quá đơn giản về hậu quả phải chịu của những hành động phạm pháp. Thế nhưng thực tế thì nó bi đát hơn nhiều, mỗi một lần trộm đồ ở những địa điểm khác nhau lại tính là một vụ. Có nhiều trường hợp điều tra lên đến 4-5 vụ.

Theo quy trình thì 1 vụ diễn ra như thế này:

Tính từ ngày bị bắt, Trong vòng 48 tiếng tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ án cảnh sát sẽ tạm giam. Thời gian tạm giam tối thiểu là 10 ngày, tối đa là 20 ngày sẽ bị tạm giam ở sở cảnh sát và tiến hành điều tra.

Trong thời gian tạm giam này nếu gặp được luật sư nào nhiệt tình thì sẽ được hướng dẫn viết bản kiểm điểm, chuẩn bị số tiền tương đương với giá trị số hàng lấy cắp rồi mang đến nơi người bị hại xin lỗi giúp, may mắn thì được bãi nại và được thả.

Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp trước đây khi còn ít vụ thì các luật sư còn có thể thương người nhà lao động ở nhà mà giúp đỡ, chứ bây giờ quá nhiều rồi thì luật sư không thể làm những việc như thế được và các cửa hàng không những chối thẳng thừng mà còn đòi tăng mức phạt. Nếu cửa hàng chấp nhận thì sợ rằng ngựa quen đường cũ.

Sau 10 đến 20 ngày tạm giam, Viện Kiểm soát sẽ ra thong báo khỏi tố hay miễn tố. Nếu bị khởi tố sẽ phải chờ đến ngày ra tòa trung bình phải chời 1 tháng đến 1 tháng rưỡi. Tròng thời gian chờ đợi này có thể bảo lãnh để về nhà, nhưng người bảo lãnh phải có địa chỉ rõ ràng, số tiền bảo lãnh phải lên đến con số 100 triệu trở lên. Có nhiều trường hợp còn ngây thơ nhờ luật sư gọi điện cho Đại Sứ Quán bảo lãnh. 



Sau ngày ra tòa, phải chờ thêm 1 tuần để  tòa phán quyết. Trường hợp phạt tù thì không nói làm gì nữa, nhưng nếu phạm tội lần đầu và trị giá không quá lớn thì hưởng án treo. Nhiều trường hợp hết hạn visa từ ngày bị bắt, có trường hợp thì do hết hạn trước đó còn đa số là do thời gian bị tạm giam và chờ tòa lâu nên hết hạn visa nên sẽ hưởng án treo, phóng thích ngay tại tòa. Lúc này sẽ có mấy anh bên cục xuất nhập cảnh chờ sẵn để đưa về trại giam bên đó.

Khi sang đến Cục xuất nhâoj cảnh sẽ bị giam thêm 2 tuần đến 1 tháng để chờ các thủ tục xác nhận quốc tịch, người nhà chuyển tiền mua vé máy bay hoàn tất rồi mới được về nước.  Tính tổng cộng từ thời gian bị bắt đến thời gian được về nước thì nhanh cũng mất 3 tháng, lâu thì 1 năm.



Trại giam ở Nhật rất đầy đủ tiện nghi, nhưng một ngày ngồi vào đây dài vời vợi, ai vào đây được mấy hôm ra mặt bạc như vôi. Mấy hôm đầu còn cãi cố, khi mấy anh cảnh sát cho xem mấy cái ảnh chụp từ camera rõ như đứng ngay trước mặt chụp, lúc đấy không muốn nhận cũng phải nhận”.

Từ bài chia sẻ của chị Vũ Thu Hà chắc ai cũng phần nào hình dung được cảnh tù tội khi vi phạm pháp luật tại Nhật Bản. Chắc chắn rằng không ai muốn cuộc đời mình có những ngày tháng như vậy. Đừng “Khôn ba năm dại một giờ” rồi để lại tiếng xấu không chỉ riêng bạn mà còn cả gia đình bạn, không chỉ tiếng xấu mà còn những khoản nợ dở giang về nước thì làm đến bao giờ mới trả hết.

Trần Dung 
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn