Xây dựng là một trong những ngành nghề được các doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng lao động nhiều nhất trong một vài năm trở lại đây với các công việc phổ biến như giàn giáo, xây trát, lắp đặt cốp pha, mộc xây dựng...
Một phần công việc của lao động ngành xây dựng làm việc tại Nhật Bản
Tuy nhiên, đây cũng là nhóm ngành nghề nhận được rất nhiều những phản hồi trái chiều từ phía người lao động. Trong bài viết này Japan.net.vn sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến các đơn hàng về xây dựng như điều kiện, môi trường làm việc cũng như các chế độ đãi ngộ...để các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này và đưa ra cho mình quyết định xem liệu:
CÓ NÊN ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN LÀM XÂY DỰNG?
Một số ưu điểm của đơn hàng xây dựng so với các đơn hàng khác
Dễ đi - Dễ trúng tuyển
Các đơn hàng xây dựng hàng tháng công ty chúng tôi thường tiếp nhận rất nhiều từ phía đối tác Nhật Bản, chi phí đi lại thấp hơn khá nhiều so với các đơn hàng khác.
Khi tham gia thi tuyển người lao động trượt đơn hàng của xí nghiệp này có thể tiếp tục tham gia thi tuyển các đơn hàng của xí nghiệp khác liên tục, tỷ lệ đỗ các đơn hàng xây dựng luôn rất cao, thường là trên 95%.
Bạn Hoàng Ngọc Giang, thực tập sinh của công ty hiện đang làm mộc xây dựng tại Nhật Bản
Nhìn chung, đi Nhật đơn hàng xây dựng thường nhanh hơn, dễ đi hơn, chi phí thấp hơn. Hiện công ty chúng tôi liên tục tiếp nhân lao động nam XKLĐ Nhật Bản làm xây dựng, các bạn có thể tham khảo chi tiết đơn hàng tại Bài Viết Này.
Được gia hạn lên 5 năm và đi lại lần 2
Hiện tại các ngành nghề khác người lao động chỉ được hợp đồng với thời hạn tối đa là 3 năm. Riêng với ngành xây dựng, nếu thực tập sinh về nước đúng hạn có thể quay lại Nhật Bản thêm 1 lần nữa. Các thực tập sinh đang làm việc có thể gia hạn lên 5 năm, chính sách này đã được áp dụng kể từ năm 2016 này.
Thu nhập ngành xây dựng tốt hơn so với những ngành khác
Các đơn hàng xây dựng công ty chúng tôi tiếp nhận thường có mức thu nhập cao hơn những đơn thuộc ngành nghề khác. Thông thường mức lương thực lĩnh của các bạn sẽ giao động trong khoảng từ 12-18 man chưa kể làm thêm.
Để hiểu rõ hơn về điều kiện sinh hoạt, môi trường làm việc, mức thu nhập...của người lao động khi làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại Nhật, các bạn có thể tham khảo bài viết sự thật về đi XKLĐ Nhật Bản ngành xây dựng đã được chúng tôi đăng tải trước đó.
Đặc thù công việc ngành xây dựng tại Nhật Bản người lao động nên biết
Làm việc ngoài trời
Cũng tương tự như tại Việt Nam, các công việc liên quan tới xây dựng tại Nhật Bản hầu hết là làm việc ngoài trời do đó việc chịu những tác động nắng, mưa và các điều kiện thời tiết thất thường là không thể tránh khỏi.
Đây cũng là một trong những lý do chính khiến rất nhiều bạn trẻ lắc đầu với ngành xây dựng tại Nhật Bản.
Phải có sức khỏe tốt mới được tiếp nhận
Tiêu chí tuyển dụng các đơn hàng xây dựng của các xí nghiệp Nhật Bản thường đề cao nhiều tới yếu tố sức khỏe, sức bền bỉ, những người mà nhìn qua toát lên được sự khỏe khoắn thì mới nên đăng ký tham gia các đơn hàng này.
Môi trường làm việc không được sạch sẽ
Nếu đem so sánh với những nhóm ngành nghề khác thì lao động xây dựng thường phải làm việc chân tay và dính bẩn là điều dễ hiểu.
Do đó những bạn mà chú ý trau chuốt ngoại hình thường khá ngại công việc này, và thường chọn các đơn hàng khác.
Không đi xây dựng, nhóm lao động nam nên chọn ngành nghề nào?
Câu trả lời là có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, hiện nay có khoảng trên 100 ngành nghề Nhật Bản tuyển thực tập sinh Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua nhóm các đơn hàng xây dựng tức là bạn đã lỡ đến gần 80% cơ hội sang Nhật dễ dàng. Xây dựng hiện là ngành Nhật Bản cần nhân lực nước ngoài Nhất, trong số lao động Nam giới sang Nhật Bản làm xây dựng chiếm đến 80%.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
E có hình xăm vậy có thể đăng kí đơn xây dựng đc ko ạ