Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Cuộc sống của Tu nghiệp sinh Việt Nam ở Nhật

Thời gian đăng: 07/07/2014 23:08

Tu nghiệp: không chỉ được tiền
 

>> Tiền đặt cọc đi tu nghiệp Nhật Bản, lấy lại được không?
>> Sang Nhật Bản tu nghiệp nghành xây dựng
>> Chọn nghành tu nghiệp tai Nhật
>> Tu nghiệp sinh Nhật Bản 2014 có gì thay đổi?

Thành phố Nagoya thuộc tỉnh Aichi là nơi tập trung nhiều tu nghiệp sinh Việt Nam (TNSVN) nhất Nhật Bản. Nghiệp đoàn Toyota là nghiệp đoàn lớn nhất tỉnh Aichi với 30 công ty, nhà máy. Những nhà máy này đang tiếp nhận 219 tu nghiệp sinh VN. Trao đổi với chúng tôi, ông Kazuhiko Ito, Tổng Giám đốc Nghiệp đoàn Toyota cho biết: “Lao động VN rất khéo léo, thông minh, tiếp thu tay nghề, kỹ thuật rất nhanh”.
 
Nhà máy Sangyo chuyên ngành may mặc hiện có 16 lao động VN đang làm việc. Gặp chúng tôi ở phân xưởng may, Nguyễn Thị Ngọc Mai, quê ở Củ Chi, TPHCM cho biết, cô được chọn đi tu nghiệp sinh theo chương trình xóa đói giảm nghèo của TPHCM.
 
“Trước đây, ở nhà đi làm nghề may, thu nhập thường chỉ vài trăm ngàn đồng/tháng, giờ sang Nhật, năm đầu tiên em nhận trợ cấp gần 60.000 yên (tương đương gần 600 USD/tháng). Tuy chưa phải là cao nhưng em đã có điều kiện giúp gia đình” – Mai nói.
 
Cô khoe: mới đi gần 1 năm nhưng em đã gởi về nhà được gần 20 “lá”ù (từ của các TNSVN gọi 10.000 yên Nhật – PV). Đó là chưa kể khoản tiền gởi tiết kiệm do nhà máy giữ mỗi tháng gần 2,5 “lá”.
 
Do ký túc xá ở ngay nơi làm việc nên các nữ tu nghiệp sinh về nhà nghỉ trưa và ăn cơm chung. Điều kiện sống của các tu nghiệp sinh khá tốt. Các TNS được chủ nhà máy trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ sinh hoạt như ti vi, máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện…
 
Tu nghiệp sinh tại nhà máy Toyota Nhật Bản

Tu nghiệp sinh làm việc trong nhà máy Toyota tại Nhật
 
Chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc hợp đồng về nước, Tống Thúy Diễm, quê ở Củ Chi, TPHCM cho biết mình đã tích lũy được khoảng 300.000 yên (tương đương 3.000 USD). “Số tiền này với em và gia đình rất lớn, song một điều cũng rất quan trọng là được làm việc trong xã hội văn minh, hiện đại em đã học hỏi được rất nhiều. Tính kỷ luật lao động của người Nhật rất cao. Ở bất kỳ vị trí nào, họ đều dốc lòng, tận tụy với công việc được giao…” – Diễm bộc bạch.
 
Tại các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Noba Denkoh, Suzuki Koyo…, các TNS đều được giới chủ Nhật Bản nhận xét tốt. Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi tu nghiệp sinh VN có thu nhập bình quân từ 8 đến 10 vạn yên. Đó là chưa kể khoản tiền làm thêm giờ. Tính bình quân mỗi TNS cũng có thu nhập trên dưới 1.000 USD/tháng.
 
Riêng ở Nghiệp đoàn Breesia chuyên sản xuất nhà gỗ, tu nghiệp sinh VN có mức lương cao nhất (bình quân 1.500 USD –1.800 USD/tháng). Không chỉ được đánh giá cao về tay nghề, các tu nghiệp sinh VN còn được chủ nhà máy rất quý mến. Nhiều chủ nhà máy quan tâm chăm lo đời sống tinh thần khá tốt cho TNS.
 
Làm ở Nhật chứ không phải xài như người Nhật!
 
Tại Nghiệp đoàn N.T.I chuyên sản xuất các loại nệm ghế xe hơi, ông Koya Mackawa, Giám đốc nghiệp đoàn cho biết, ông rất thích nhận tu nghiệp sinh VN vì văn hóa, phong tục tập quán của hai nước Nhật và Việt Nam có nhiều nét tương đồng. Thế nhưng, ngay sau những lời nhận xét đó là những than phiền của ông về tính kỷ luật, tác phong sinh hoạt bừa bãi của một số tu nghiệp sinh VN.
 
Tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản tu nghiệp theo 7 nhóm ngành nghề, gồm: nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí kim loại, tổng hợp (đúc, nhựa, in, sơn…). tu nghiệp sinh VN tập trung chủ yếu ở các tỉnh Aichi, Mie, Osaka, Gifu, Yamagata. Năm đầu tiên thu nhập ròng của tu nghiệp sinh VN đạt khoảng 500-700USD/tháng. Từ năm thứ hai, thu nhập đạt 800-1.000USD/tháng trở lên.
 
“Tôi không hiểu tại sao khi phỏng vấn, tất cả tu nghiệp sinh VN đều nói mục đích của họ đến Nhật tu nghiệp là để có thêm kiến thức kỹ thuật, thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Vậy mà đến đây không lâu, nhiều em lại quên đi lời hứa đó. Tôi rất buồn khi thấy một số em dễ dàng dùng những đồng tiền cực nhọc kiếm được để ăn chơi, quên trách nhiệm với người thân ở quê nhà” – ông Koya Mackawa bức xúc nói.
 
Ông nói thêm: “Mới tối hôm qua (11-5-2005 – PV), tôi phải đi bảo lãnh cho các tu nghiệp sinh VN ở đồn cảnh sát để các em không bị phạt vì mở nhạc quá to, làm ồn khu vực xung quanh”. Ông trăn trở: “Các em còn quá trẻ. Từ môi trường nghèo khó, thiếu thốn sang đây kiếm được cả ngàn USD/tháng nên sinh tật xài sang. Họ gặp nhau là chơi hết “bóp” (hết tiền) mà không nghĩ đến ngày về nước. Chúng tôi chỉ muốn nhận người thực tâm muốn đi tu nghiệp, làm việc tại Nhật chứ không muốn nhận những thanh niên chỉ thích ham chơi ăn xài…”.
 
Quả thật, các tu nghiệp sinh VN ở Nhật mà xài như người Nhật thì chẳng còn gì. Đã có không ít thanh niên đi tu nghiệp ở Nhật về không tích lũy được đồng nào mang về nước.
 
Trong khi người Nhật rất coi trọng nguyên tắc và kỷ luật trong cuộc sống thì ngược lại một số TNS coi thường điều này. Ông Takahashi ở Nghiệp đoàn Toyota nói: “Có mỗi yêu cầu nhắc đi nhắc lại là đúng 10 giờ phải tập trung để học tiếng Nhật, huấn luyện tay nghề, nhưng các em cứ đủng đỉnh và coi chuyện đi trễ là bình thường”.
 
Ngoài chuyện hay gây ồn ào, sống luộm thuộm, mất vệ sinh, một số em còn có thói xấu như nói dối… Giám đốc Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Noba Denkoh than phiền: Lao động VN rất hay gây ồn ào. Họ thường tụ tập và mở nhạc to khiến người dân ở gần đó rất bất bình.
 
Ông Yoshinnao Makimura, Phó Tổng Giám đốc Nghiệp đoàn Toyota nói: “Chúng tôi hiểu những cái khó mà tu nghiệp sinh VN phải đối mặt khi sang đây tu nghiệp. Do ngoại ngữ yếu nên họ giao tiếp khó khăn. Để hội nhập vào môi trường mới, các em đã cố gắng rất nhiều. Ngay chuyện thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt của Nhật Bản đã là khó nói chi đến việc sinh hoạt, làm việc. Thế nhưng, nếu được giáo dục, chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, phong tục tập quán, luật pháp, qui tắc ứng xử, giao tiếp của người Nhật thì các em sẽ học tập và làm việc rất tốt”.

Bài viết được quan tâm:


>> CLIP thi tuyển trực tiếp với xí nghiệp
>> Chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản là gì?
>> Hiểu thêm về chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản
>> Quy định chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn