Hiện nay, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là nước có lao động làm việc ở nước ngoài nhiều nhất. Trong năm 2015, đã có trên 115.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, mang lại nguồn thu nhập lớn, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn nhân lực "hậu" XKLĐ đang bị bỏ ngỏ.
Đau đầu giải quyết việc làm
Một lượng lớn lao động Việt Nam ở nước ngoài trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng hàng năm. Bộ LBTB&XH đã đưa ra các phương án nhằm tận dụng nguồn lao động chất lượng cao này.
Tuy nhiên, do quen với mức thu nhập ở nước ngoài nên khi tìm việc làm ở Việt Nam, nhiều lao động không hài lòng. Dẫn đến tình trạng thất nghiệp vẫn nhiều, và họ lại tìm kiếm đi làm việc ở các nước khác.
Anh Sơn (Nghệ An) đi XKLĐ Nhật Bản công việc nông nghiệp cho hay:” Sau 3 năm, tôi cũng có tích lũy được số vốn nhất định, nhưng khi muốn tìm việc tại Việt Nam thì kinh nghiệm về trồng trọt của tôi, không biết phù hợp với ngành nghề nào. Tôi không thể tìm được việc làm sau khi về nước. Vì vậy, tôi đang có ý định đi XKLĐ Đài Loan.”
Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho nguồn nhân lực cao của Việt Nam, không thể tìm được việc làm tại nước nhà.

(Một phiên tuyển dụng lao động đi XKLĐ Nhật Bản về nước)
Tận dụng nhân lực
Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các ban ngành liên quan, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, để mở các buổi giao dịch việc làm tại Hà nội, và các tỉnh…Nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động sau khi về nước.
Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có chính sách cụ thể cho người lao động sau khi về nước, để tận dụng được kỹ năng, kinh nghiệm mà họ đã được đào tạo tại nước ngoài, cũng như chính sách tận dụng nguồn vốn mà họ tích lũy được để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ ngành nghề người lao động đi XKLĐ Nhật Bản là: công nghiệp chiếm 49%, thủy sản, vận tải biển hơn 6,2%, nông nghiệp là 15,2%...Nguyên nhân do chưa có chính sách cụ thể, người lao động sau khi đi XKLĐ Nhật Bản về nước, phải tự tìm kiếm việc làm, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực tay nghề cao. Khó khăn là không thể tìm được công việc tương tự, máy móc và công nghệ khác biệt không phát huy hết được năng lực của họ.
ông Đào Công Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết. “Trong thời đại hiện nay, Chính Phủ sẽ sớm có chính sách để tận dụng nguồn nhân lực có tay nghề đã đi XKLĐ, đồng thời thiết lập nguồn dữ liệu về nguồn đi XKLĐ trở về để có kết nối được giữa “cung” và “cầu”
Kim Thành
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.