Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Hội chứng Hikikomori- Người Nhật trẻ tự xa lánh cộng đồng

Thời gian đăng: 06/06/2022 09:32

Hội chứng Hikikomori chính là hội chứng tâm lý nguy hiểm đang hoành hành ở “xứ mặt trời mọc" khiến nhiều thanh niên Nhật Bản không dám ra khỏi phòng và tránh tiếp xúc với những người xa lạ. Hikikomori là hội chứng xấu, theo dõi các dấu hiệu sau phát hiện và điều trị bệnh sớm nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Hội chứng Hikikomori là gì?

2. Những đặc trưng của hội chứng Hikikomori

3. Nguyên nhân mắc Hikikomori

>> Hệ thống giáo dục quá nặng nề
>> Sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại
>>Do đặc thù riêng của văn hoá, lịch sử Nhật Bản.

1. Hội chứng Hikikomori là gì?

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Hội chứng Hikikomori là hiện tượng những người không tham gia vào các hoạt động xã hội, tự giam mình trong phòng, không có bất cứ mối quan hệ nào khác ngoài gia đình, không tiếp xúc này kéo dài từ 6 tháng trở lên. Bệnh nhân mắc hội chứng Hikikomori xuất hiện tại Nhật đầu tiên vào những năm đầu của thập kỉ 80, hiện nay chiếm 1% dân số Nhật mắc hội chứng này.

Hikikomori được viết bằng chữ Nhật 引?き篭もり? có nghĩa là “tự rút lui và nghỉ ngơi”. Thuật ngữ này dùng để chỉ những thanh, thiếu niên Nhật Bản ở độ tuổi từ 13~29, những đứa trẻ không hoà nhập với xã hội, không bạn bè, tự nhốt mình trong phòng và từ chối mọi liên hệ với thế giới bên ngoài.

Họ thường thức ban đêm để chơi game, xem tivi và đọc truyện tranh và ngủ ngày. Bác sĩ Tamaki Saito đã dùng thuật ngữ “Hikikomori” để miêu tả chúng, và dần dần nó đã trở thành thuật ngữ chung ở Nhật Bản. 

Tìm hiểu thêm: 
Chuunibyou là gì? Hội chứng tuổi dậy thì chuunibyou demo koi ga shitai
 

Một điều đặc biệt là những bệnh nhân mắc Hikikomori thường là những thanh niên thông minh, có năng lực, nhiều người mắc Hikikomori khiến Nhật Bản mất đi số lượng không nhỏ lực lượng lao động, ảnh hưởng tới nền kinh tế. “Rất hiếm bắt gặp Hikikomori trong các gia đình nghèo. Môi trường trung lưu, các gia đình trung lưu tiềm ẩn nguy cơ cao xuất hiện hội chứng này. Phần lớn Hikikomori là những thanh niên đã tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp đại học họ trở thành những Hikikomori”- giáo sư Kato chia sẻ

Xem chi tiết biểu hiện hội chứng Hikikomori:
TẠI ĐÂY
 

Những hệ lụy "không thể làm ngơ" cuả hội chứng Hikikomori

Hikikomori là đề tài cấm kị trong cuộc sống của người Nhật. Cuối những năm 1990, Hikikomori rơi vào tầm ngắm của các phương tiện thông tin đại chúng bởi những hành vi phạm pháp nghiêm trọng 

- Tháng 5 năm 2000, một bệnh nhân 17 tuổi mắc hội chứng Hikikomori đã chạy trốn khỏi bệnh viện tâm thần,cướp xe buýt sau khi giết chết một hành khách.

- Một bệnh nhân khác nghiện phim con heo đã biến ý tưởng của mình thành hiện thực thông qua việc hãm hại bốn trẻ vị thành niên.

- Vụ bê bối của chàng trai hikikomori 24 tuổi bắt cóc cô gái 17 tuổi và suốt bốn tháng đóng rọ miệng nạn nhân.

Tuy nhiên, giới chuyên gia địa phương cho rằng, đa số hikimori không làm hại ai, ngoài bản thân.

 

2. Những đặc trưng của hội chứng Hikikomori

Hikikomori là trạng thái tâm thần bất thường, mà nguyên nhân của nó do tác nhân bên ngoài tác động vào, như:  sức ép từ học hành, thi cử, sức ép từ công việc, hay từ xã hội, gia đình…dẫn đến người bệnh rơi vào trạng thái trầm uất, không ước mơ, không hoài bão, không chí hướng, chán nản và tuyệt vọng. 
 

Hikikomori xuất hiện chủ yếu ở những nam giới lứa tuổi 13 đến 29 lứa tuổi dậy thì và những người đã ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Theo công bố kết quả điều tra “thực trạng tình hình hỗ trợ và tư vấn liên quan đến  Hikikomori”, thì số  bệnh nhân là nam giới chiếm 76,4% tổng số người mắc bệnh
Hội chứng Hikikomori rất khó nhận biết trước. Bởi những thanh niên mắc chứng bệnh này trước đều là những người hoàn toàn khoẻ mạnh, khôi ngô, thông minh, học giỏi, và đôi khi còn bộc lộ những năng khiếu cá nhân từ sớm, đột ngột phát bệnh. Dấu hiệu của người mắc Hikikomori là tự bỏ học, bỏ làm, giam mình trong phòng. Người mắc bệnh thường từ chối mọi tiếp xúc bên ngoài, kể cả người thân trong gia đình như cha mẹ… không nói chuyện. 

 


 

Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng hội chứng Hikikomori có thể chữa khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, và cần sự góp sức của không chỉ gia đình, nhà trường, mà của cả xã hội.

Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Tâm thần – Trung tâm Thần kinh Quốc gia và Bộ phúc lợi Lao động Nhật Bản nguyên nhân dẫn đến hội chứng Hikikomori đó là:

Hệ thống giáo dục quá nặng nề

Nhật Bản là một đất nước có hệ thống giáo dục được coi là tương đối nặng và máy móc, các phụ huynh Nhật mong muốn con mình đựoc vào học trong những trường tốt nhất, trở thành các thiên tài, những người có ích trong xã hội. 


 

Chính vì đã tạo sức ép quá lớn, trẻ em Nhật Bản phải học 8 tiếng một ngày, và 5,6 ngày /1tuần, học cả vào thứ  7 để diễn tả sự cạnh tranh khốc liệt trong thi cử ở Nhật Bản.

Từ sức ép cạnh tranh để đỗ vào các trường tốt, hoặc cạnh tranh giữa các bạn trong lớp đã nảy sinh ra những tiêu cực xâm phạm tâm lý, như: bắt nạt, hăm doạ, hành hung ở trường học. Nhiều bạn bị mắc bệnh trầm cảm chỉ bởi vì quá béo, quá nhát, hoặc nhiều khi do học nổi trội ở một bộ môn nào đó, mà đã bị các bạn trêu chọc và bắt nạt. Sức ép từ thi cử và nạn bạo hành học đường đã khiến các em sợ đến trường và mắc hội chứng Hikikomori.
 

Sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại


- Trong một cuộc khảo sát được công bố năm 2014, thanh niên Nhật Bản xếp ở mức độ thấp nhất về sự hài lòng với bản thân. Có 92,5% thanh niên Nhật Bản tự cảm nhận được mình không thoả mãn yêu cầu của nền kinh tế, dẫn đến tuyệt vọng

Xem ngay: Phong cách sống và làm việc của người Nhật Bản

- Mô hình gia đình có hai thế hệ sống biệt lập với họ hàng nội, ngoại, bố mẹ đi làm cả ngày, quá bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến con cái. Do đó khi gặp các vấn đề rắc rối tại trường học, các em không tự giải quyết được đã rơi vào trạng thái trầm cảm do không có ai gần gũi và dạy cho các em cách giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ xã hội 
 

- Do tỷ lệ ly hôn cao, đổ vỡ trong gia đình cũng đẩy các em đến trạng thái buồn chán.

- Khi một gia đình có quá ít con, đồng nghĩa với gánh nặng của tất cả sự kỳ vọng của bố mẹ dồn lên vai đứa trẻ. Sức ép từ phía gia đình càng nặng hơn là nguyên nhân gây nên hội chứng hikikomori ở thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay. 

Xem chi tiết: 
Lý do khiến phụ nữ Nhật Bản càng ngày càng “lười” sinh con?

Do đặc thù riêng của văn hoá, lịch sử Nhật Bản.

- Thơ và âm nhạc truyền thống của Nhật thường tán dương và ca ngợi sự tĩnh lặng, sự vắng vẻ và cuộc sống cô đơn, ẩn dật, nếu ai phá vỡ hoặc can thiệp vào sự cô đơn, tĩnh lặng đó còn bị coi là trái với văn hoá truyền thống của Nhật Bản.

- Quan niệm “trọng nam, khinh nữ”; “con trưởng” vẫn hằn sâu trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản, việc lo kinh tế cho cả gia đình do người đàn ông đảm nhiệm, sự cạnh tranh gay gắt để có thu nhập ổn định luôn đè nặng lên tâm lý nam thanh, thiếu niên Nhật Bản


 

- Xã hội Nhật Bản là một xã hội có nền văn hoá coi trong sự đồng nhất, tên tuổi, vẻ bề ngoài, hay thanh danh được tôn vinh hết thảy. Thiếu niên Nhật Bản phản ứng xã hội một cách thầm lặng, căm ghét bản thân. Không muốn để ai biết, không muốn tâm sự, chia sẻ, chán nản nhiều khi trầm uất dẫn đến muốn tự tử.

- Với quan niệm của các nước Châu Á cha mẹ Nhật rất ý thức bảo vệ con cái, khiến nhiều người gặp khó khăn tự lập sau này

- Do các phương tiện giải trí thời hiện đại như: phim hoạt hình, truyện tranh, internet và game…cũng có những tác động không nhỏ đến hội chứng Hikikomori. Sự ẩn dật của thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay gắn với một trào lưu văn hoá mới “văn hoá Otaku”  để chỉ những “fan” say mê cuồng nhiệt, chìm đắm trong thế giới truyện tranh, game, internet, video. 



 Các phương tiện giải trí thời hiện đại là 1 nguyên nhân gây nên hôị chứng Hikikomori

Kết luận

Hikikomori là một căn bệnh mà các gia đình có người thân mắc phải đã không dám thổ lộ cùng ai thì đến nay nó đã trở thành một vấn đề cả xã hội Nhật Bản quan tâm. Trong khi không thể chặn tận gốc dịch bệnh hikikomori thì người Nhật đang phải tìm ra những liệu pháp giúp người bệnh thuyên giảm.

Xã hội phát triển, luôn có những mặt trái dù ít nhiều mà mỗi quốc gia đều phải hứng chịu và chấp nhận, sự bất toàn trong chu trình phát triển xã hội là hoàn toàn tự nhiên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng hội chứng Hikikomori có thể chữa khỏi, bệnh có thể hồi phục và người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản, chưa kể đến việc cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt rất khó khăn, bởi thế sự quan tâm và động viên giúp sức là trách nhiệm của mỗi người, không chỉ ở bạn bè, người thân, gia đình, nhà trường, mà của cả toàn xã hội.

Bạn có mong muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản TẠI ĐÂY

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn