Khăn Tenugui - món quà lưu niệm thần kỳ xứ anh đào
Thời gian đăng: 27/07/2022 08:56
"Tenugui" là một loại khăn Nhật Bản truyền thống. Tuy nhiên, Tenugui không chỉ là một chiếc khăn thông thường mà nó còn mang một lịch sử lâu dài và là cho một món quà tuyệt vời cho những ai đến Nhật Bản. Cùng khám phá bí mật đằng sau khăn Tenugui truyền thống
Tenugui là một loại khăn mỏng được làm từ vải cotton, hình chữ nhật, có kích thước khoảng 35x90 cm, được nhuộm màu hoặc các hình vẽ truyền thống Nhật Bản.
"Tenugui" được ghép từ chữ Te (手), tức “Thủ”, và Nugui (ぬぐい), tức “Lau”, tuy nhiên chiếc khăn này không chỉ được dùng để lau tay mà còn có rất nhiều công dụng khác như làm khăn quấn đầu, bọc chai nước hay làm quà tặng. Gía của khăn Tenugui không đắt và bạn có thể tìm mua ở khắp nơi tại Nhật Bản, không chỉ ở các cửa hàng đặc biệt mà còn ở các góc lưu niệm của khắp các cửa hàng.
Tenugui được người Nhật chia thành nhiều loại theo độ mịn của vải, loại vải chính được làm khăn là "tokuoka", "oka" và "bun (sori)". Vải càng mịn thiết kế càng cao. Ngoài phân chia theo độ mịn của vải, khăn Tenugui được chia theo kỹ thuật được sử dụng để trang trí cho chúng như "chusen" nhuộm và in.
Ngày nay, khăn Tenugui được sử dụng vô cùng biến hóa với nhiều hoa văn và màu sắc đa đạng cùng cách sử dụng vô cùng biến hóa.
Khăn Tenugui trở thành vật dụng quen thuộc của người Nhật từ khi nào?
Tenugui đã được sử dụng ở Nhật từ giai đoạn Nara (710-794) và dần phổ biến hơn trong thời đại Edo. Ban đầu, những chiếc khăn này tenugui chỉ được sử dụng cho những nơi linh thiêng. Sau thời chiến quốc thì các võ sĩ và dân thường cũng được sử dụng để lau mồ hôi, làm khăn quấn đầu hoặc choàng cổ như hiện tại.
Kamawanu chính là sự kết hợp hình ảnh của cái lưỡi hái (Kama), hình tròn (Wa) và chữ “Nu”. Họa tiết này thịnh hành khi nghệ sỹ Kabuki lừng danh Ichikawa Danjuro VII (1791 - 1859) sử dụng trong trang phục biểu diễn của mình
Cá nóc (Fugu - ふぐ)
Cá nóc trước kia được người Nhật gọi là “Fuku”, đồng âm với chữ Phúc cũng đọc là “Fuku”. Do đó, trong quan niệm người Nhật, cá nóc được xem là loài cá may mắn và mang đến phúc lành.
Lá cây gai dầu (Asa no ha - 麻の葉)
Đây là họa tiết hình học khá giống với lá cây gai dầu nên mọi người gọi hoa văn là “Asa no ha”
Fukuro - ふくろう
Fukuro trong tiếng Nhật đồng âm với từ "Không gian khổ" nên đây cũng coi là biểu tượng của sự may mắn.
Họa tiết mùa hè: Tanuku no Matsuribayashi - 祭囃子
Họa tiết mùa hè: Yanagi ni Uchiwa - 柳に団扇
Gồm hình ảnh đặc trưng nhất của mùa hè Nhật Bản với chiếc quạt giấy (Uchiwa) cùng cành liễu (Yanagi)
Hiện nay, tenugui không chỉ được sử dụng để lau tay hoặc lau mặt mà còn được sử dụng như một món phụ kiện làm đẹp hoặc dùng để gói đồ. Dưới đây là một số công dụng cơ bản của khăn Tenugui
Không cần phải đến Nhật Bản bạn hoàn toàn có thể mua những chiếc khăn Tenugui truyền thống của xứ phù tang ngay tại Việt Nam. Bạn có thể mua tại các siêu thị chuyên bán hàng Nhật hoặc có thể mua qua các shop Order hàng Nhật. Giá bán khăn Tenugui Nhật Bản có giá từ 28.000 đồng/chiếc tùy vào kích thước và họa tiết của chúng
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:0979.171.312(Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung) Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024
Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
khăn tenugui giá bao nhiêu
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
khăn tenugui không đắt lắm nhỉ?