Nghề xây dựng là ngành nghề có truyền thống lâu đời, luôn có nhu cầu cao và ổn định về lao động. Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, thì nhu cầu về xây dựng nhà ở kiên cố, bán kiên cố là rất lớn. Đời sống kinh tế phát triển thì sinh hoạt của con người càng được coi trọng. Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh nhu cầu rất lớn đến từ thị trường lao động, thì chính đặc điểm, tính chất công việc của nghề xây dựng là yếu tố thu hút đông đảo người học. Những người làm nghề xây dựng được sống với những đam mê sáng tạo, được làm việc theo dự án, đi nhiều nơi và làm việc với nhiều khách hàng khác nhau. Sản phẩm được tạo ra không chỉ đảm bảo tính chính xác, khoa học, mà còn rất lãng mạn với hình khối, đường nét, sự kết hợp màu sắc gắn liền với những công trình kiến trúc.
Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên một nét hấp dẫn riêng cho ngành nghề xây dựng. Với lực lượng lao động trẻ, dồi dào về số lượng cũng như chất lượng, nguồn lao động xây dựng Việt Nam không chỉ đáp ứng như cầu xây dựng trong nước mà còn là cung ứng nguồn nhân lực xuất khẩu sang nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…Đặc biệt Nhật Bản, đất nước đang đăng cai thế vận hội 2020, đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn về nguồn lao động xây dựng Việt Nam.
Cơ cấu ngành nghề xây dựng và sự đa dạng về cấp độ học
Đặc điểm của ngành xây dựng là sự đa dạng trong cơ cấu nghề và các cấp độ học. Trực tiếp lao động ngoài công trường là lực lượng công nhân với các chuyên môn nề, mộc, gia công cốt thép, bê tông, sơn, hoàn thiện... Cao hơn là lực lượng cán sự kỹ thuật thực hiện công tác giám sát, tổ chức đội nhóm thi công. Trên nữa là hệ thống các kỹ sư, công trình sư. Công việc văn phòng cũng có nhiều vị trí như: họa viên kiến trúc, cán sự quản lý khối lượng, dự toán, kiến trúc sư, tư vấn thiết kế, quản lý dự án…
Yếu tố chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Cứ nhìn vào nhu cầu xuất khẩu lao động nghề xây dựng đến các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... là câu trả lời cho đầu ra của thị trường này.
Quan niệm của xã hội xây dựng là một nghề “truyền nghề” đơn thuần
Đây là một thực tế mà chúng ta phải thay đổi và chắc chắn sẽ thay đổi, vì đây là yêu cầu bắt buộc của thị trường lao động hội nhập và phát triển.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều lao động giản đơn tại các công trình xây dựng hiện nay như: phụ hồ, thợ xây, thợ sơn, cai thầu... thường học thông qua “truyền nghề”, không tuân theo nguyên lý, quy tắc xây dựng, do đó trong nhiều trường hợp, đã dẫn đến sự thiệt hại về tính mạng và tài sản. Xa hơn, chúng ta không thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp mang chuẩn quốc tế, đòi hỏi phải được đào tạo bài bản.
Học nghề để đảm bảo tính chuyên nghiệp và xây dựng bản lĩnh nghề nghiệp, nâng cao chất lượng tay nghề cũng như thu nhập
Ngày nay, hoạt động dạy nghề đã có nhiều cải tiến, như tăng thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, cấu trúc chương trình theo mô-đun. Tính chuyên nghiệp, kỷ luật công nghiệp là những giá trị lớn nhất mà hoạt động giáo dục nghề trong giai đoạn hội nhập mang lại. Người học được cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề vững chắc, kết hợp với các kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, làm việc nhóm... để xây dựng thái độ, tác phong công nghiệp và bản lĩnh nghề nghiệp.
Ngành nghề xây dựng đang mở ra một cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm, không chỉ ở trong nước mà chính nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan rộng cửa tiếp nhận nguồn lao động xây dựng Việt Nam có mong muốn đi xuất khẩu lao động để làm việc, gia tăng thu nhập và phát triển nghề nghiệp, nâng cao chất lượng tay nghề.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.