Nhật Bản và bài học xử lý thảm họa môi trường biển Minamata
Thời gian đăng: 27/04/2016 16:39
Nhật Bản là đất nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới hiện nay, nhưng lịch sử quốc gia này cũng từng trải qua một bài học vô cùng đau đớn mang tên "Căn bệnh Minamata", thảm họa từ việc chậm xử lý các ảnh hưởng của nước thải công nghiệp ra môi trường
Cận cảnh cá chết hàng loạt và dạt và ven bờ Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Vào đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của một ngư dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ An, Hà Tĩnh) bắt đầu hiện tượng chết hàng loạt. Hiện tượng bất thường này lan rộng ra cả cá, tôm, nuôi bằng nguồn nước biển, cá tự nhiên dọc 200km bờ biển Kỳ An (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)
Tính đến ngày 25/4 gần 60 tấn các tự nhiên chết dạt lên bờ biển, chủ yếu là các loại cá sống ở tầng đáy. Anh Hoàng Sơn (Hà Tĩnh) chia sẻ: “Trong những ngày này, con cá quê tôi đang phơi bụng và dạt vào chết đống ở ven bờ, cá chết ở Hà Tĩnh, cá chết tận Quảng Bình, Quảng Trị. Báo chí lên tiếng, quan chức lúng túng, bà nội trợ sợ mua phải cá chết do nhiễm độc. Trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài thì nói không có chuyện làm công nghiệp gang thép mà không ảnh hưởng môi trường, “hãy chọn đi, nhà máy thép hay là tôm cá!”
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài Nguyên và Bộ Nông nghiệp đều nhất trí cho rằng: Các nguyên nhân cá chết do bệnh dịch, động đất, tràn dầu đều bị loại trừ mọi nghi vấn đang đổ dồn vào Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi doanh nghiệp này có đường ống xả thải chôn dưới đáy biển. Vài ngày trước khi xảy ra cá chết hàng loạt, công ty đã tiến hành súc rửa đường ống. Khoảng 300 tấn hóa chất nhập về để làm việc này được đánh giá là cực độc.
Nhật Bản đã từng có những kinh nghiệm đau buồn về việc xử lý chậm các ảnh hưởng của nước thải công nghiệp ra môi trường. Điều này đã gây ra thảm họa có tên gọi là căn bệnh Minamata.
Bài học xử lý thảm họa môi trường của Nhật Bản
Thảm họa Miatamata đã khiến cá chết hàng loạt và hàng nghìn người đã mắc những căn bệnh khó hiểu. Họ gặp khó khăn trong việc đi lại, nói và bị co giật, các bác sĩ thông báo hệ thần kinh trung ương của các bệnh nhân đều bị tổn thương. Các nhà khoa học xác định rằng chính những chất kim loại nặng mà nhà máy Chisso thải ra là nguyên nhân của căn bệnh Minamata. Một lượng cực lớn thủy ngân được tìm thấy trong các loại cá sống ở vịnh Minamata và sau đó đã tác động đến hệ thần kinh của những người ăn các loại cá này.
Tỉnh Kumamoto (nơi có vịnh Minamata bị nhiễm độc) đã phải chi 48,5 tỷ yên (khoảng 10 ngàn tỷ VNĐ) để nạo vét lòng biển trong vòng 14 năm, tất cả cá trong Vịnh thời gian đó được vây lưới đánh bắt và công ty gây tai nạn là Chisso đã mua lại toàn bộ cá để tiêu huỷ). Đến nay thì đã sạch nhưng những nạn nhân năm đó vẫn còn di chứng và đang điều trị.
Điều cấp thiết nhất hiện nay là các nhà quản lý cần nhanh chóng xác nhận ra nguyên nhân của các thảm họa môi trường để có các biện pháp phù hợp tránh để tình trạng này tiếp diễn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường và con người kéo dài.
Nguồn: Internet
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:0979.171.312(Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung) Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024
Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam