Nới lỏng quy chế đới TTS Nhật Bản, Đại sứ quán cảnh báo tình trạng xin visa tị nạn, hàng chục người tố công ty môi giới xuất khẩu lao động hay TTS Việt bị bắt tại Nhật vì bắt trộm vịt hoang,.... là những thông tin nổi bật trong tuần đầu tiên của tháng 3/2019
Nhật Bản có thể nới lỏng quy chế đối với thực tập sinh kỹ năng nước ngoài
Theo chương trình hiện nay, đơn vị tiếp nhận thực tập sinh phải soạn thảo nội dung công việc một cách chi tiết cho từng thực tập sinh nước ngoài. Tuy nhiên, các công ty nhỏ và vừa thường yêu cầu nhân viên làm nhiều công việc khác nhau.
Người làm nghề nông ở một số vùng tại Nhật Bản cũng đang kêu gọi điều chỉnh lại để quy định này trở nên linh hoạt hơn vì các thực tập sinh có thể có ít việc để làm trong mùa đông.
Nhân viên Bộ Lao động sẽ tham vấn ý kiến chuyên gia về kết quả đánh giá chương trình hiện nay. Họ hy vọng có thể đưa ra đề xuất trước khi kết thúc tháng 4.
Nữ thực tập sinh Việt tử vong trong phòng riêng ở Nhật
Vào ngày 19/2, các nhà sư của các ngôi chùa Nisshinkutsu, ở Minato-ku, Tokyo - nơi lưu giữ bài vị của rất nhiều người trẻ Việt bỏ mạng ở Nhật Bản đã đến thành phố Bắc Giang, Việt Nam để thăm gia đình nữ thực tập sinh quá cố Nguyễn Thị T. (36 tuổi).
Được biết, chị Nguyễn Thị T. đến Nhật Bản để học tập và làm việc, nhưng gần đây, người bạn cùng phòng bất ngờ phát hiện chị tử vong tại phòng riêng khi vẫn đang nằm trong chăn. Theo phỏng đoán ban đầu, có thể nguyên nhân cái chết của chị Nguyễn Thị T. là do làm việc quá sức, dẫn đến đột quỵ.
Di ảnh và bài vị của chị T. được các nhà sư ở Nisshinkutsu đưa về quê nhà Bắc Giang
Kết cục đau đớn của chị T. cũng chính là nỗi lo sợ của rất nhiều gia đình có con cái đến Nhật Bản với hi vọng tìm kiếm cơ hội mới.
Ở Nhật, văn hoá bán mạng vì công việc, làm việc đến chết từ lâu vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội nước này. Vì vậy, những người trẻ từ Việt Nam bước chân đến vùng đất này cũng không ngoại lệ, họ bắt buộc phải chạy đua để tìm kiếm chỗ đứng cho mình ở môi trường khốc liệt đó, trong lòng vẫn mang nhiều ước mơ, hoài bão và hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Xem chi tiết bài báo: Tại đây
Mạo danh công ty xuất khẩu lao động lừa đảo hơn 5 tỷ đồng
Ngày 28-2, đưa Nguyễn Huy Vững (SN 1986, trú ở Khu 10, Hương Nội, Tam Nông, Phú Thọ) ra xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt đối tượng này 19 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là hàng chục người muốn ra nước ngoài lao động kiếm sống.
Quá trình xét xử, HĐXX sơ thẩm làm rõ, từ năm 2015 đến giữa năm 2016, Nguyễn Huy Vững làm cộng tác viên cho một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong đó có Công ty Vinagimex.
Nguyễn Huy Vững bị đưa ra xét xử tại phiên tòa.
Lợi dụng công ty chuyển sang địa điểm mới,Vững đã thuê lại toàn bộ mặt bằng mà Công ty Vinagimex từng thuê để làm văn phòng giao dịch đưa người ra nước ngoài lao động.
Kết quả điều tra cho thấy,từ tháng 6-2016 đến tháng 4-2017, Vững đã lừa đảo chiếm đoạt của 91 người (ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau) với tổng số tiền lên đến hơn 5,4 tỷ đồng. Trong số đó, hơn một nửa bị hại thiếu sự hợp tác với cơ quan chức năng và không có yêu cầu gì.
Đại sứ quán Nhật Bản cảnh báo tình trạng xin tị nạn để có việc làm
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa đưa ra cảnh báo về việc một số môi giới xuất khẩu lao động đang lừa đảo người lao động (NLĐ) có thể sang Nhật Bản làm việc bằng visa tị nạn.
Theo đó, một số người môi giới đã xúi giục với người lao động rằng “sau khi xin tị nạn 6 tháng thì có thể làm việc”. Tuy nhiên theo Đại sứ quán Nhật Bản, việc xin tị nạn là trường hợp người dân bị Chính phủ nước sở tại bức hại đến mức phải bỏ trốn đến Nhật Bản cầu xin sự bảo vệ của Chính phủ Nhật Bản. Trong khi đó, thực tập sinh kỹ năng nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ nước sở tại để đến Nhật Bản không thể là người tị nạn.
Kể từ tháng 1.2018, chế độ chứng nhận tị nạn đã được chấn chỉnh tại Nhật Bản. Trong trường hợp người xin chứng nhận tị nạn nhưng không thực sự là người tị nạn, đại sứ quán Nhật Bản thông báo: Họ không được phép làm việc, cư trú và có thể bị cưỡng chế về nước. Cũng theo đại sứ quán Nhật Bản, cho tới nay chưa từng có thực tập sinh kỹ năng Việt Nam nào được chứng nhận là người tị nạn ở Nhật Bản.

Số lượng người lao động được xét duyệt visa tị nạn tại Nhật là 6/3260 người
>>> Đọc ngay: Tìm hiểu về visa tị nạn - Nên hay không nên chuyển sang visa tị nạn tại Nhật Bản
Đại diện Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, NLĐ muốn sang Nhật Bản làm việc nên tìm đến những địa chỉ uy tín như trung tâm dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành hoặc đến những doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp phép để được tư vấn, tránh "tiền mất tật mang".
Thống kê từ Bộ LĐTBXH cho thấy, Nhật Bản là thị trường lao động thu hút đông nhất lao động Việt Nam tới làm việc trong năm 2022, cụ thể: Trong 142.860 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của năm 2022, thị trường lao động Nhật Bản đã thu hút tới 68.737 lao động.
Thực tập sinh người Việt bị bắt ở Nhật Bản vì trộm vịt hoang
Theo NHK News, một thực tập sinh Việt Nam 32 tuổi, đến Tokyo năm 2022 theo diện thực tập sinh kỹ thuật sống gần một công viên ở khu Edogawa (Tokyo) đã bắt những chú vịt đang sinh sống tại đó và đã bị sở cảnh sát điều tra vì nghi vi phạm luật bảo hộ, săn bắt.
Theo sở cảnh sát, vào đêm khuya một ngày Tháng 11/2023, người này đã dùng tay không bắt 2 con vịt trời sống ở ven khu công viên Edogawa. Vì vậy đã bị tình nghi là vi phạm luật bảo hộ, săn bắt.
Sau khi bắt những con vịt, nghi phạm cho vào giỏ xe và khi đang trên đường đi về nhà thì bị cảnh sát phát hiện.
Qua tra hỏi, nghi phạm này cho hay do “không hợp với đồ ăn của Nhật nên định bắt những con vịt đó về làm đồ ăn theo kiểu Việt Nam”.
Vụ việc này đang thu hút sự chú ý, quan tâm của những người Việt Nam sống ở Nhật Bản và cả thế giới.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.