Tại Nhật Bản, không kể ẩm thực hay lễ nghi truyền thống, trò chơi dân gian là 1 phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Cũng giống với Việt Nam, trò chơi ngày Tết Nhật Bản rất phong phú, dưới đây là 1 số trò chơi dân gian của người Nhật Bản độc đáo nhất!
Bekuha là trò chơi cho những người trưởng thành bởi đòi hỏi người chơi cần có tửu lượng cao. Bekuhai là một trong những trò chơi cùng với Geisha của vùng Tosa.
Trò chơi gồm 3 chung rượu là Tengu lớn nhất tiếp tới là Hyottoko và cuối cùng là Okame. Vừa hát vừa xoay con quay, khi con quay dừng lại, mặt con quay sẽ hiện ra hình vẽ của 1 trong 3 chiếc chung uống rượu mà người bị con quay chỉ vào sẽ phải uống. Những ai trúng toàn chung Tengu chắc chắn sẽ say trong chốc lát.
2. Hanafuda (花札)
Đây là loại bài truyền thống của Nhật Bản, đẹp tuyệt vời với họa tiết hoa cỏ, chim muông đặc trưng cho 12 tháng trong năm.
Tháng 1: Cây Thông, một lá Đặc biệt là Hạc
Tháng 2: Cây Mận, một lá Đặc biệt là chim Họa Mi Nhật Bản
Tháng 3: Hoa anh đào, một lá Đặc biệt là Dải anh đào
Tháng 4: Hoa tử đằng, một lá Đặc biệt là chim Cúc cu Nhật Bản
Tháng 5: Hoa Diên Vĩ, một lá Đặc biệt là hoa Diên Vĩ dưới cầu Nhật Bản
Tháng 6: Hoa Mẫu đơn, một lá Đặc biệt là những cánh bướm
Tháng 7: Hoa dại, một lá Đặc biệt là Lợn lòi
Tháng 8: Cỏ hoang Nhật, hai lá đặc biệt là Vịt trời trú đông và Rằm tháng Tám
Tháng 9: Hoa Cúc, một lá Đặc biệt là Bát rượu quý
Tháng 10: Cây gỗ thích, một lá Đặc biệt là Hươu vàng bên gốc cây phong
Tháng 11: Cây Liễu, ba lá Đặc biệt là 2 chim nhạn và 1 Onono Michikage (họa sĩ thư pháp)
Tháng 12: Cây thường xuân, một lá Đặc biệt là Phượng Hoàng
Mỗi bộ gồm 4 thẻ bao gồm 1 thẻ đặc biệt (50 điểm) và 1 thẻ nhãn (10 điểm). Người chơi giành nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
Cách chơi thẻ bài hanafuda
- Mỗi người chơi chọn một thẻ bài và người nào chọn được tháng nhỏ nhất của năm sẽ trở thành ‘Oya’ (nhà cái).
- Chia 8 thẻ bài úp cho mỗi người chơi và trải 8 thẻ bài ngửa lên bàn. Đặt những thẻ bài còn lại úp trên bàn. Mỗi người chơi kiểm tra thẻ bài của mình.
- Nhà cái "Oya ' lật 1 thẻ bài của họ so với 8 thẻ bài ngửa. Nếu có một thẻ trùng tháng, họ được phép có cả 2 thẻ đó, lấy 1 thẻ trên chồng xếp và so một lần nữa, nếu có sự trùng khớp, họ có thể giữ cả hai thẻ. Nếu không trùng khớp, họ sẽ bị mất thẻ bài và những người chơi khác bắt đầu chơi.
- Lặp lại quá trình 3 cho đến khi một trong những người chơi không còn thẻ để chơi.
3. 羽根つき – Hanetsuki
Hanetsuki (羽根突き) là một trò chơi đánh cầu truyền thống của người Nhật vào đầu năm mới, nó có từ thời Muromachi và được cho là trò chơi của con gái. Theo truyền thống, khi chơi Hanetsuki vào dịp dầu năm, nếu bạn giữ được cầu trên không càng lâu, thì cả năm đó, bạn sẽ không bị muỗi đốt.
Trong trò chơi này bạn sẽ sử dụng một chiếc vợt gỗ có dạng hình mái chèo được gọi là Hagoita và trái cầu Hane làm bằng quả bồ hòn có màu đen, tròn và cứng. Để chơi cầu lông Hanetsuki có hai cách là chơi một mình và chơi đôi.
4. Trò chơi Fukuwarai
Trò chơi Fukuwarai là trò chơi truyền thống trong những lễ hội mừng xuân ở Nhật bản xuất hiện từ thời Minh Trị. Để tham gia trò chơi: Người chơi phải bịt mắt, và trước mặt là một bức tranh vẽ một khuôn mặt nhưng không có mắt mũi miệng gì cả.
Mục đích của trò chơi là phải gắn các mẩu giấy mắt, mũi, miệng lên trên khuôn mặt. Những người chơi xung quanh sẽ giúp đỡ người chơi bằng cách nói: “cao lên”, “sang trái”, sang phải…
5. Trò chơi Menko (trò chơi đập giấy)
Trò chơ Menko là trò chơi phổ biến của người Nhật, xuất hiện khoảng năm 1700 và được các bé nam cực kì yêu thích. Đây là một trò chơi thẻ bài của Nhật Bản dành cho hai hoặc nhiều người chơi.
Ở trò chơi này người chơi sẽ ném quân bài xuống đất làm sao để bật đĩa của đối phương đi chỗ khác bằng cách ném thật mạnh đĩa của mình về phía chiếc đĩa kia. Người nào lấy được hết lá bài hoặc có nhiều lá bài nhất khi kết thúc trò chơi, sẽ giành chiến thắng.
6. Trò chơi Nhật Bản Ohajiki
Ohajiki có nghĩa là những miếng thủy tinh hình cầu dẹt đây là một trong những trò chơi yêu thích của các bé gái Nhật Bản. Ohajiki có nguồn gốc từ trung quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ Nara.
Giống như bắn bi ở Việt Nam Ohajiki có cách chơi khá tương đồng. Trước tiên, mỗi người tham gia sẽ cùng bỏ ra một số Ohajiki bằng nhau và để chúng lên mặt phẳng. Thứ tự của trò cchơi sẽ được quyết định bằng trò oẳn tù tì. Người nào thắng sẽ được đi trước. Người chơi vẽ một đường thẳng ra, rồi búng viên này vào viên kia, nêus thành công thì sẽ được lấy viên đó. Cuối cùng người có nhiều Ohajiki sẽ là người thắng cuộc.
7. Danh sách những trò chơi truyền thống Nhật Bản
- Trò chơi cơ khí: Pachinko
- Trò chơi trẻ em: Beigoma, Bīdama, Darumasan ga koronda, Fukuwarai, Hana Ichi Monme, Hanetsuki, Rock-paper-scissors, Kancho, Kagome Kagome, Hide-and-seek, Kemari, Kendama, Hopscotch, Jump rope, Ohajiki, Onigokko, Oshikura Manju, Otedama
- Trò chơi phụ nữ: Rango, Board game
- Go (board game): Renju, Shogi, Sugoroku, Ninuki-renju
- Trò chơi bài: Buta no shippo, Daifugō (tên khác: Daihinmin), Hanafuda, Karuta, Menko, Oicho-Kabu, Two-ten-jack (Tsū-ten-jakku) – một trò chơi lấy trộm Nhật Bản, Uta-garuta – một loại karuta (tên khác: Hyakunin Isshu)
- Trò chơi gạch vuông: Japanese Mahjong – mahjong Nhật Bản, còn được gọi là rīchi mahjong, Sudoku
- Trò chơi xúc xắc: Cho-han bakuchi – một trò chơi đánh bạc, Kitsune bakuchi
- Trò chơi chữ: Dajare, Henohenomoheji, Kaibun, Shiritori, Uta-garuta
Bạn muốn khám phám thêm những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản XEM TẠI ĐÂY
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
nhìn những trò chơi này khá giống vs trò chơi việt nam nhỉ?