1. Điểm mạnh của bạn là gì?
"Điểm mạnh của bạn là gì? không chỉ đơn thuần là giúp các thực tập sinh có thể khoe các thành tích của bản thân mà giúp các xí nghiệp Nhật Bản đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng của xí nghiệp không?
Cách trả lời
- Nêu các điểm mạnh có liên quan đến công việc mình muốn làm việc tại Nhật
- Đưa ra những tình huống và cách giải quyết cụ thể
- Nhấn mạnh những đóng góp mà mình có thể mang lại cho sự phát triển của công ty
Các lưu ý khi trả lời điểm mạnh của bản thân
- Không nên đưa ra quá nhiều điểm mạnh hoặc các điểm mạnh không liên quan đến công việc mà bạn đăng kí ứng tuyển
- Không nên quá khiêm tốn khi trình bày về điểm mạnh của bản thân
- Không nên đưa ra những điểm mạnh cũng có thể là điểm yếu
- Không quá tự tin và thổi phồng về điểm mạnh của mình
- Tìm kiếm điểm mạnh bằng cách đối chiếu yêu cầu công việc của phía xí nghiệp Nhật Bản và tìm ra những kĩ năng quan trọng được lặp lại nhiều lần
- Nếu được hỏi cả điểm mạnh lẫn điểm yếu cùng lúc, bạn nên trình bày điểm yếu trước và điểm mạnh sau
Một số gợi ý điểm mạnh bao gồm: Hăng hái, đáng tin cậy, sáng tạo, kỷ luật, kiên nhẫn, tôn trọng người khác, quyết tâm, cống hiến, trung thực, tính linh hoạt, giao tiếp tốt, thân thiện, làm việc chăm chỉ, diễn cảm, nghiêm túc, đúng giờ, năng động, kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích tốt, kỹ năng máy tính tốt, ngôn ngữ tốt (giỏi tiếng Nhật chẳng hạn), khả năng kỹ thuật tốt, văn nghệ tốt (biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo, …),...
Xem chi tiết: Học cách cúi chào của người Nhật khi phỏng vấn xin việc
2. Điểm yếu của bạn là gì?
Mục đích của việc xí nghiệp Nhật Bản yêu cầu nói về điểm yếu của bạn không phải làm khó các thực tập sinh mà đơn giản là muốn tìm hiểu những điểm yếu đó có cản trở bạn trong quá trình làm việc và thích nghi với văn hóa trong doanh nghiệp Nhật Bản
Sự thành thật là yếu tố cực cần thiết khi trả lời câu hỏi này, không một ai là hoàn hảo, thật sự điểm yếu cũng là một đặc điểm trong sự hoàn thiện, phát triển bản thân.
Cách trả lời
- Trình bày trung thực
- Nêu ra một tình huống cho thấy điểm yếu và ảnh hưởng của nó đến công việc, đồng thơì chia sẻ cách bạn khắc phục điểm yếu trong tình huống đó
- Nhấn mạnh cách bạn sẽ vận dụng để hạn chế những điểm yếu đó trong công việc sắp tới
Các lưu ý khi trả lời điểm yếu của bản thân
- Không nói dối rằng bạn không có điểm yếu nào
- Hạn chế những điểm yếu có liên quan đến các yêu cầu quan trọng của công việc
- Tập trung vào cách khắc phục hơn là kể lể về những điểm yếu của bạn
Một số gợi ý điểm yếu bao gồm: Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại, trình độ tiếng Anh chưa tốt, kỹ năng tin học chưa tốt, hơi ích kỷ, không tự tin trước đám đông, quá coi trọng bản thân,...
Xem ngay bài viết: Những câu trả lời hay khi phỏng vấn đi Nhật: Chắc chắn đỗ
3. Những gợi ý trả lời của các bạn trong Cộng đồng Việt Nhật
Bạn có fb là Trung Hiếu chia sẻ:
"1. Mong muốn của bạn là gì?
Được làm việc tại Nhật, có thu nhập để phụ giúp gia đình và có một tương lai tốt đẹp cho bản thân cũng như gia đình.
2. Công việc chính của bạn khi làm cho công ty cũ
Là kỹ thuật tại công trường hằng ngày tôi trực tiếp làm việc với công nhân Hướng đẫn cho công nhân thi công thực hiện theo bản vẽ và đúng kỹ thuật, sắp xếp bố trí nhân lực sao cho hiệu quả cao nhất.
3. Anh mong muốn mức lương và chế độ thế nào ?
Tôi hài lòng với mức lương mà công ty đã đưa ra. Tôi sẽ cố gắng làm việc thật chăm chỉ và hiệu quả để có thể nhận được trợ cấp cũng như tiền thưởng của công ty.
4. Tại sao bạn lại bỏ việc công ty cũ ?
Công ty đã thu hẹp lĩnh vực đầu tư, không còn lĩnh vực mà tôi đang làm. Tôi phải chuyển qua một công việc mới mà tôi không có kinh nghiệm. Vì vậy tôi ra đi để dành cho ứng viên phù hợp hơn.
5. Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
Tôi muốn học hỏi về kinh nghiệm cũng như có thêm thu nhập để có một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân tôi và thế hệ sau nữa.
6. Điểm mạnh của bạn là gì?
Sức khoẻ bản thân, tính cẩn thận
Tôi luôn tập trung cao độ khi làm việc, chăm chỉ và luôn cố gắng học hỏi những cái mới.
7. Điểm yếu của bạn là gì?
Tôi là người khá ít nói và không uống nhiều rượu bạn bè tôi vẫn nói tôi không thể làm được việc lớn và tôi cũng nghĩ vậy.
8. Bạn có thể hợp tác với chúng tôi bao lâu?
Chỉ cần có một công việc ôn định tôi rất vinh dự được làm việc lâu dài cùng công ty (10 năm)
9. Tại sao chúng tôi nên tuyển chọn bạn?
Tôi tự tin tôi là ứng viên tốt mà quý cty đang cần tuyển. Bởi ngoài khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc như các ứng viên khác thì tôi là người làm việc nghiêm túc và luôn nhiệt tình trong công việc.
10. Bạn có kinh nghiệm ghì trong lĩnh vực này?
Tôi có hơn 5 năm làm việc trong ngành xây dựng. Tôi đã từng tham gia trực tiếp quản lý, giám sát. Và trực tiếp thi công cùng các đồng nghiệp của mình.
11. Bạn muốn nói thêm, hỏi thêm gì nữa không?
Những lỗi mà người Việt hay mắc phải khi làm việc với quý công ty là gì?
Tôi muốn biết để nếu đc chọn thì em sẽ sửa chữa dần ngay từ lúc còn ở việt nam.
Mọi công ty đều muốn phát triển và bản thân tôi cũng muốn sự nghiệp của mình gắn liền với thành công của công ty. Tôi sẽ luôn có gắng tuân thủ mọi quy định cũng như làm việc hết sức mình để có được điều đó.
Cảm ơn quý công ty đã dành thời gian xem hồ sơ và cho tôi có buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
12. Tại sao bạn nghĩ bạn làm tốt công việc này?
Tôi có kỹ năng, kinh nghiệm và hơn hết tôi có một động lực rất lớn, mục tiêu rõ ràng để đạt được mục đích của công việc. Tôi tin mình luôn hoàn thành tốt công việc nếu được tuyển dụng.
13. Bạn bè hay đồng nghiệp đánh giá như thế nào về bạn?
Anh Lực quản lý công ty trước đây của tôi đánh giá tôi là nhân viên chăm chỉ. Rất hay quan tâm giúp đỡ người khác.
14. Khi làm việc nhóm, nếu xảy ra sự cố bạn xử lý thế nào?
Tôi sẽ báo cáo sự việc với cấp trên trực tiếp quản lý của mình và chờ ý kiến chỉ đạo tiếp theo.
15. Bạn có sẵn sàng tăng ca?
Tôi luôn tuân thủ ý kiến của cấp trên. Mong muốn đc cống hiến cho cty nên tôi luôn sẵn sàng.
16. Đạo đức nghề nghiệp của bạn?
Tôi luôn trung thực, cẩn thận và không bao giờ làm tắt trong cv.Luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
17. Bạn dùng cách nào để giải quyết áp lực?
Khi gặp áp lực tôi sẽ kiếm nột chỗ thật yên tĩnh và nghĩ về những ký ức đẹp cùng gia đình. Nhớ mục đích mình sang Nhật. Điều đó làm tôi luôn có động lực để phấn đấu tiếp
18. Phong cách làm việc của bạn?
Tôi luôn tập trung cao độ để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Tôi luôn ghi chép lại những gì cấp trên lưu ý để làm theo một cách chắc chắn nhất.
19. Bạn đã có gia đình ,vậy khi sang Nhật thì gia đình vợ con sẽ như thế nào?
Công việc trước đây của tôi cũng luôn phải xa nhà. Nên việc chăm sóc con cái cũng như mọi việc trong nhà đều được mẹ và vợ tôi sắp xếp. Tôi rất yên tâm. Vì tương lai gia đình nên gia đình tôi đã bàn bạc kỹ và rất quyết tâm để tôi đi Nhật làm việc.
20. Bạn có muốn đưa vợ con sang Nhật không?
Trước hết tôi muốn chuyên tâm vào công việc cũng như ôn định cuộc sống ở bên Nhật. Nếu công ty yêu cầu hoặc cho phép thì tôi sẽ suy nghĩ về vấn đề đó.
22. Sau khi về nước kế hoạch của bạn là gì?
Dùng những kinh nghiệm và vốn ngoại ngữ đã tích luỹ được xin vào làm cho một cty Nhật tại địa phương. Và đầu tư , định hướng cho cháu trai của tôi sang Nhật học tập. Tôi tin sau này nó cũng sẽ giúp đỡ con trai tôi như tôi đã giúp nó."
FB Viên Chu đưa ra một số gợi ý từ kinh nghiệm thực tế của mình:
" Điểm mạnh: Cái gọi là điểm mạnh là bản thân phải có tố chất về điều đó. Khi nếu ra điểm mạnh thì bạn nên tìm hiểu trước về vị trí doanh nghiệp muốn tuyển bạn vào. Hiểu sơ bộ xem ở vị trí đó thì bạn cần hoàn thành trách nhiệm gì. Từ đó mapping với bản thân và tìm ra điểm mạnh để khẳng định cho doanh nghiệp thấy, họ cần bạn. Còn nếu bạn ngại làm những việc đó thì cứ đơn giản như là khả năng hoà nhập, khả năng làm chủ vấn đề, ko chịu từ bỏ, khả năng teamwork,... Nhưng nếu chỉ là những điểm mạnh cơ bản thì khó gây ấn tượng tốt nhất lắm. Và tốt nhất là bạn cần có ví dụ đi kèm khi bạn nêu ra điểm mạnh của mình, một câu chuyện ngắn để lột tả rằng mình có năng lực chứ ko phải chém gió.
Điểm yếu: Thực ra điểm yếu là vấn đề theo mình là khó. Điểm yếu hầu như ai cũng có, nhưng lại ít nhận ra hoặc có nhận ra nhưng ko thay đổi đc nhiều. Nên bạn cần chém gió 1 chút khi nói về điểm yếu. Bạn có điểm yếu, nhưng để gây ấn tượng bạn cần đưa ra cách khắc phục điểm yếu và khẳng định bạn đang khắc phục nó hàng ngày. Để người tuyển dụng thấy bạn đã nhận ra điểm yếu và biết khắc phục, chứ ko phải là người tồn tại điểm yếu và ko muốn thay đổi. Dĩ nhiên là cần bonus 1 câu chuyện bạn đã khắc phục nó ra sao nhé.
Thực ra còn tuỳ câu hỏi của nhà tuyển dụng mà bạn ứng biến, nhưng đại khái thì theo kinh nghiệm của mình thì họ thích người trung thực, sẵn sàng làm việc khó, sẵn sàng OT( cái này thực ra không ai thích nhưng nếu có thể khẳng định thì nên cho họ thấy, Nhật mặc dù đã qua 10 năm về cải cách không OT nhưng vẫn đậm suy nghĩ ấy lắm), nói chung là sự cống hiến hết mình nếu bạn được"
Fb Hoài Thương thì có ý kiến thú vị:
"Điểm mạnh của tôi là hòa đồng và thân thiện
Điểm yếu của tôi là hát kém
Tôi sang Nhật để phụ giúp gia đình,đặc biêt, ngoài số tiền tôi kiếm được,sau này tôi có một tài sản rất lớn là có vốn từ vựng tiếng nhật tốt và có một phong cách làm việc của người Nhật, ngoài ra tôi còn có tay nghề khá sau 3 năm làm thực tập sinh tại Nhật."
Fb Đào Nguyễn Xuân thì: " Điểm mạnh của tôi là chăm chỉ, chịu khó học hỏi và làm việc. Nếu công việc gì chưa xong tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm cách giải quyết và hoàn thành nó. Còn về điểm yếu thì tôi cũng không rõ lắm vì tôi nghĩ nếu tôi nhận ra điểm yếu của mình thì tôi sẽ quyết tâm sửa chữa và khắc phục yếu điểm đó. Tôi nói thế không phải là tôi không có yếu điểm mà ngược lại cũng còn khá nhiều nhưng trong quá trình làm việc nhất định tôi sẽ khắc phục yếu điểm đó bằng cách học hỏi từ các sempai. Nói thì dễ thế quan trọng là dịch ra tiếng nhật bạn nhỉ"
Chúc các bạn thành công!
Từ khóa tìm kiếm:
điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng nhật
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bằng tiếng nhật
điểm mạnh điểm yếu tiếng nhật
viết điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng nhật
nói điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng nhật
điểm yếu khi phỏng vấn đi nhật
điểm mạnh điểm yếu trong tiếng nhật
điểm mạnh bằng tiếng nhật
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Anh chị cho em hỏi, em muốn viết 2 câu này vào bài giới thiệu bản thân dc k ợ Điểm mạnh của em là có sức khỏe và chăm chỉ Điểm yếu của em là run khi nói trước đám đông :3 nếu dc thì anh chị giúp em dịch vs, em ms học nên cũng k biết nhiều :3 Anh chị nào rảnh có thể xem dùm em cái trang web của công ty này là làm về gì ko ợ, em đk đơn hàng cty này mà k biết chữ mù gì hết
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Xưa phỏng vấn cứ nói như này ko biết ông phiên dịch dịch ntn : Điểm yếu là có quá nhiều điểm mạnh. Điểm mạnh là ko có điểm yếu
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Xin hỏi cả nhà em dịch cau :"điểm mạnh của tôi là sự tỉ mỉ, chăm chỉ và luôn lắng nghe" là :"私の 長所は 気配りで、いっしょうけんめくて、ちゃんと聞きます。" "điểm yếu của em là hơi cầu toàn" dịch " 私の 短所は ちょっと きちょつとしたです。" Có được ko ạ. ありがと ございます