Japan.net.vn - Xuất khẩu lao động là con đường được nhiều người nghèo lựa chọn để vượt khó, thay đổi cuộc sống, tuy nhiên chi phí đi xuất khẩu lao động là vấn đề đặt ra khiến nhiều người phải suy nghĩ. Do đó thời gian gần đây có không ít người lựa chọn hình thức đi lao động "chui" với hi vọng thoát nghèo, tuy nhiên việc đi làm thông qua các kênh không hợp pháp sẽ dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, bị ngược đãi, bóc lột.
Người lao động có việc làm ổn định tại Nhật thông qua các kênh XKLĐ hợp pháp
Đi hợp pháp rồi bỏ trốn
Theo thống kê của cục quản lý lao động ngoài nước, trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm chúng ta có 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Riêng năm 2014, con số này đạt kỷ lục lên đến 106.000 người. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, có 56.173 lao động xuất ngoại và dự báo cả năm vượt mốc 110.000 người.
Các báo cáo của cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện có khoảng 500.000 lao động đi qua kênh chính thức làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ người lao động sau khi hết hạn hợp đồng đã không về nước mà ở lại bất hợp pháp.
Áp lực của công tác bảo hộ công dân với nhóm lao động này là không hề nhỏ bởi nhiều người lo ngại cảnh sát bắt giữ nên nhiều người dù bị bị ngược đãi vẫn không dám phản ứng, cầu cứu để được bảo vệ.
“Đi chui” gia tăng
Theo báo cáo, hiện nay Việt Nam có khoảng 18.000 lao động bất hợp pháp sang các nước thuộc Liên minh châu Âu thông qua các đường dây trái phép.
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, lao động Việt Nam sang Thái Lan trái phép có chiều hướng tăng với 6.108 người, công việc chủ yếu là bồi bàn, bán hàng, may mặc...
Trên thực tế, người lao động đi làm việc thông qua các kênh bất hợp pháp không chỉ mất một khoản tiền môi giới quá cao, mà còn gặp nhiều tiềm ẩn rủi ro như tình trạng “đem con bỏ chợ”, không được bố trí việc làm, thu nhập như cam kết.
Gần đây nhất, thông tin được rất nhiều các phương tiện truyền thông báo trí đưa tinh về tình trạng lao động Việt Nam giúp việc ở Ả Rập Saudi bị ngược đãi do không có giấy tờ hợp pháp, NLĐ bị đưa vào các “xưởng may đen”, bị bóc lột thậm tệ.
Trước tình hình đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra thông báo tới các phương tiện truyền thông, doanh nghiệp XKLĐ liên tục cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, có cơ chế phối hợp để có thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.