Người dân xứ phù tang cực kì yêu thích những thức uống như rượu và có văn hóa uống rượu vô cùng độc đáo. Cùng japan.net.vn khám khá top 5 loại rượu Nhật Bản ngon nổi tiếng nhất nhé!
Rượu sake Nihonshu là tên một loại rượu truyền thống của của Nhật. Với nguyên liệu chính là gạo, mạch nha và nước dưới sự tác động của một loại vi khuẩn gọi là Koji và men rượu Sake mang lại hương vị độc đáo cho loại rượu này. Rượu sake có nhiều cách uống, có thể uống ngay ở nhiệt độ phòng, uống nóng hay uống lạnh đều ngon.
Tuỳ vào trạng thái của rượu mà sake Nhật Bản có những cái tên khác như: ”atsukan” là sake nóng, trong khi ấm ấm thì là ”nurukan”, ở nhiệt độ phòng là ”hiya” còn lạnh là ”reishu”.
Bên cạnh Sake, Shochu là một trong 2 loaị rượu nổi tiếng nhất Nhật Bản được sản xuất bằng cách chưng cất từ các nguyên liệu như gạo, lúa mạch hoặc khoai lang. Nhiều người nhầm lẫn giữa shochu Nhật Bản với rượu Soju của Hàn Quốc bởi có tên đọc giống nhau nhưng 2 loại rượu này hoàn toàn khác
Shochu có độ cồn cao hơn với sake thường 25% độ. Tùy vào sở thích từng người mà việc chưng cất rượu Shochu cho nồng độ cồn khác nhau. Nồng độ rượu có thể lên đến 35% độ cồn theo thể tích. Rượu Shochu được người Nhật dùng để pha các loại cocktail.
Cũng giống như Sake, rượu Shochu cũng được pha khi uống và có những cách như:
- Roku: đây là phổ biến nhất, thêm đá vào rượu.
- Mizuwari: thêm nước lạnh vào shochu
- Oyuwari: thêm nước nóng vào shochu
- Chu-hai: chỉ các loại cocktail sử dụng shochu làm nguyên liệu pha chế.
Ngoài ra có thể pha soda, trà Ô long rồi uống. Khi pha thông thường người ta hay pha theo tỉ lệ 1:3 tức là 1 rượu 3 nước.
>>> Xem ngay: Rượu shochu hương vị đặc biệt của đất nước phù tang
Umeshu là rượu mơ nổi tiếng của Nhật, được làm từ trái mận Nhật Bản (ume), đường, rượu Shochu hoặc sake. Rượu mơ Nhật Umeshu có vị ngọt hương trái cây và mùi giống nước trái cây có độ cồn khá thấp khoảng 14%.
Ngoài sử dụng mơ để làm nguyên liệu, người Nhật còn sáng tạo các loại rượu từ nhiều trái cây Nhật Bản như quả Hạnh (apricot) để làm nên Anzushu, quả Thanh yên để làm nên Yuzushu, quả quýt để làm nên Mikanshu, hoặc quả táo xanh để làm nên Ringoshu. Ngoài ra còn có các loại quả khác như vải, đào, dưa gang, nho, việt quất…
Rượu mơ Nhật Umeshu thường được chế biến tại nhà và có thể được tìm thấy tại bất kì đâu tại Nhật Bản.
Rượu Nigori sake là một loại sake đặc biệt được làm trong mùa đông Nhật Bản, khác với sake thông thường Nigorizake được lọc qua vải, loại rượu này còn được gọi là “cloudy sake” bởi nó giữ nguyên bã gạo sau lên men cộng với đường, khi rót ra thì rượu lẫn với bã sẽ có màu trắng đục, nhìn bồng bềnh giống như mây.
Rượu Nigorizake rất giống với rượu Makgeolli của Hàn Quốc (ở Nhật gọi là makkori).
Amazake chính là cơm rượu Nhật được làm từ gạo trắng nấu thành cơm rồi lên men. Loại rượu gạo này có độ cồn cực kì thấp của Nhật, thậm chí là không có cồn, có vị ngọt, trẻ con cũng uống được.
Rượu gạo Nhật Amazakeđược làm bằng cách lọc lấy bã của sake sau khi lên men rồi trộn với nước và cơm. Amazake có thể dùng dươi dạng nước uống (lược để giữ lại phần cái) theo kiểu rượu nếp đục Việt Nam hay dùng ăn cả cái lẫn nước như Cơm rượu.
- "Junmaishu" là rượu được làm hoàn toàn bằng gạo nên khi uống không làm bạn nôn nao khó chịu.
- "Honjozo" là rượu có pha chế thêm cồn. Loại rượu này có gía thành rẻ hơn Junmaishu
- Rượu Nigorizake là rượu gạo cùng mạch nha
- Umeshu là rượu làm từ mơ Nhật
- Rượu "Karakuchi" có vị cay nồng ít ngọt thích hợp khi ăn sashimi, các món nhắm hay bữa ăn kiểu Nhật.
- Rượu "Nakaguchi" có vị ngọt hơn rượu Karakuchi nhưng vị ngọt thanh không quá đậm.
- Rượu "Amakuchi" có vị ngọt hợp khi uống với các món chính dùng các loại động vật giáp xác như tôm hùm cho bữa tối.
- Umeshu có vị ngọt hơi chua
- "Ginjo" là loại rượu có sử dụng nguyên liệu là gạo xát kỹ trên 40% có hương vị tinh khiết.
- "Daiginjo" là loại rượu sử dụng nguyên liệu là gạo được xát kỹ trên 50%. Đây được coi là loại rượu quý của Nhật
3. Văn hóa uống rượu của người nhật
- Văn hóa Bureikō - “trong bàn nhậu, tất cả đều bình đẳng”
- Không được uống trước cho đến khi mọi người được rót rượu đầy ly và nâng ly chúc mừng (kampai)
- Bạn có thể nói "Kanpai" nếu đang ở trong một nhà hàng Nhật Bản, sau đó chạm ly với mọi người.
- Nếu uống rượu với một người có địa vị cao hơn, hãy chắc chắn là vành ly của bạn nằm dưới vành ly của họ khi chạm cốc.
- Tại một bữa tiệc của người Nhật, bạn thường phải phục vụ cho người kế bên hơn là tự bạn làm việc ấy cho bản thân. Cần phải thường xuyên quan sát xem rượu trong ly của bạn mình đã gần hết chưa để mà rót tiếp cho bạn mình.
- Nếu người khác muốn mời rượu, bạn phải uống hết rượu trong ly của mình nếu như nó còn đầy, sau đó bạn phải nâng ly lên cho người đó rót rượu vào.
- Đừng quên nhấp một ngụm rượu trước khi bỏ ly xuống. Nghi thức này áp dụng cho tất cả mọi người trong bữa tiệc cho dù họ có không thích uống rượu đi chăng nữa.
Trên đây là top 5 loại rượu Nhật "cực chất" mà bạn nhất định phải thử khi đi du học hay XKLĐ Nhật Bản.
Bạn yêu thích Nhật Bản
Bạn muốn khám phá thế giới ẩm thực phong phú và đa dạng?
Vậy thì, hãy cùng chờ đón những bài viết bổ ích tiếp theo của chúng tôi TẠI ĐÂY
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Rượu Nigorizake nhìn giống rượu gạo nhỉ
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Shochu nhật bản khác gì Soju Hàn Quốc không
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
rượu nhật làm quà rượu gạo nhật bản bán ở đâu