Tìm phòng, thuê phòng tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka… chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, kể cả với người Nhật. Nhất là khi nhiều chủ nhà người Nhật không muốn cho người nước ngoài thuê thì việc du học sinh và người lao động Việt Nam muốn tìm phòng trọ để ở sẽ khó khăn hơn.
Dưới đây là những kinh nghiệm tìm phòng, thuê phòng tại Nhật được nhiều lao động Việt Nam chia sẻ.
Những kiểu phòng trọ nên thuê khi đi du học và lao động tại Nhật
Kí túc xá
Kí túc xá cho lao động và du học sinh là sự lựa chọn đầu tiên của rất nhiều người Việt Nam. Lý do, hầu hết các trường đại học, cao đẳng Nhật Bản và các công ty Nhật Bản đều có hệ thống kí túc xá dành riêng cho người nước ngoài. Tại đây, chúng ta luôn được chào đón. Vì thế, hầu hết mọi người khi gặp khó khăn về vấn đề nhà ở đều tìm đến kía túc xá trước tiên.
Thêm nữa, một số công ty và trường học Nhật Bản miễn phí tiền kí túc cho người nước ngoài. Chúng ta chỉ phải chi trả các loại phí sinh hoạt cá nhân: điện nước, internet.… Một số kí túc xá phải đóng phí nhưng mức phí này thấp hơn nhiều so với phí nhà trọ bên ngoài. Nhiều người lao động lo lắng môi trường kí túc xá không đảm bảo nhưng thực chất tỉ lệ kí túc không đảm bảo chất lượng nhất nhỏ. Một số công ty kinh doanh lớn có hệ thống kí túc xá chất lượng cao, giá rẻ cho người lao động.
Phòng trọ tư nhân
Nếu không muốn ở kí túc xá với 4-8 người/phòng hoặc đông hơn nữa, du học sinh và người lao động Việt Nam có thể chọn thuê nhà tư nhân để ở. Ưu điểm của nhà trọ tư nhân là thoải mái hơn trong kí túc, ở chung ít người cũng giảm các rắc rối phát sinh.
Phòng trọ tư nhân rất sạch sẽ, yên tĩnh, sinh hoạt tư do thoải mái.
Ở chung chủ
Cũng có điểm bất cập là nhà trọ tư nhân giá cao, phải hòa nhập với phong cách người Nhật khi sống cùng chủ nhà. Một số nhà trọ, người lao động và du học sinh sẽ dùng chung nhà tắm, phòng bếp với chủ.
Thuê nhà riêng
Nếu không muốn ở chung chủ, người lao động có thể thuê nhà riêng để ở. Thuê nhà riêng sẽ thoải mái hon nhưng chi phí sẽ cao hơn vì lần so với ở kí túc xá và ở chung chủ.
Khi thuê nhà riêng, người lao động nên tìm nhà có 2 tầng, có sẵn bếp, phòng tắm để rủ nhiều người thuê cùng đê giảm giá. Tuy nhiên, các nhà chủ Nhật Bản thường quy định 2-4 người/nhà. Người lao động muốn ở đông hơn thì càn đàm phán với chủ nhà.
Mô hình nhà riêng cho thuê tại Nhật thường 2 tầng, có vườn nhỏ.
Ngoài ra, người lao động còn có thể thuê chung cư giá rẻ và du học sinh Việt Nam có thể ở cùng chủ nhà như một thành viên trong gia đình theo hình thức Home stay. Tuy nhiên, chi phí cho hình thức thuê trọ này khá đắt và rất ít người chọn.
Những lưu ý quan trọng khi tìm phòng trọ
Cần thạo tiếng để đàm phán thuê trọ
Muốn thuê nhà trọ tư nhân, người lao động cần nói – hiểu thành thao tiếng Nhật mới giao tiếp được với nhà chủ và giải quyết các vấn đề phát sinh khác. Thông thường, người Nhật sẽ ưu tiên cho người nào thông thạo tiếng Nhật.
Vì thế, chúng ta cần học tiếng thật tốt thì sẽ tìm được phòng nhanh và thuận lợi hơn. Đặc biệt, việc am hiểu các câu thường gặp về chủ đề phòng trọ, các yêu cầu về phòng trọ, giá cả... khi tìm phòng cũng giúp người lao động và du học sinh không bị số ít chủ nhà trọ lừa đảo, tăng giá.
Thuê nhà cách công ty/trường học bao xa?
Tại Nhật, hệ thống giao thông hạ tầng rất tuyệt vời. Người lao động có thể đi tàu điện ngầm, tàu sắt để đi làm hoặc đi học. Thời gian đi lại 1 tiếng tại Nhật là rất bình thường. Bởi tham gia giao thông tại Nhật giống như ngồi nhà xem tivi vậy.
Người lao động nên thuê trọ trong bán kính 15km trở lại để lao động, học tập thuận tiện nhất.
Không nên tìm nhà qua môi giới
Hầu hết người lao động và du học sinh không có nhiều thời gian tìm phòng, vì vậy khi lựa chọn hình thức tìm phòng, người lao động cần tránh xa các công ty môi giới nhà ở. Tốt nhất, nên nhờ văn phòng công ty/ nhà trường giới thiệu hoặc tự tìm hiểu qua Internet rồi trực tiếp đến để chứng thực.
Xem thêm:
>> Kinh nghiệm tiết kiện tiền tại Nhật
>> Chi phí sinh hoạt tại Nhật 1 tháng hết bao nhiêu?
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.