Tôi có một mơ ước là sau khi tốt nghiệp THPT xong sẽ đăng ký thi trường múa. Dự định là thế nhưng lúc nộp hồ sơ con bạn thân lại thủ thỉ vào tai tôi “Thi vào Đại học Y Hà Nội với tao, mày học múa cũng chỉ đi làm được vài năm, khi lớn tuổi chút không làm được đâu. Nghe tao, học y vất vả chút, nhưng sau này sự nghiệp sáng lan”. Thấy xuôi xuôi tai, tôi gửi hồ sơ vào đại học y.
May mắn khi quyết định học y
Điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi tại viện dưỡng lão
Đầu tháng 8, nhận được kết quả thi tôi và nó đều trượt Đại học Y Hà Nội. Hai đứa buồn lắm nhưng vẫn xin gia đình đi học hệ cao đẳng y.
Thời đi học, ngoài giờ trên lớp tôi xin làm thêm ở các bệnh viện, chấp nhận đến đây học và làm không lương. Sau hơn 1 năm tôi cũng học được những điều cơ bản, biết xử lý tình huống mà không cần ai hỗ trợ.
Tốt nghiệp trường y xong, vì xuất thân từ gia đình thuần nông nhà tôi không có điều kiện xin việc ở bệnh viện cho tôi. Tôi chật vật mãi mới xin làm ở phòng khám, vất vả mà lương thấp.
Đang loay hoay, không biết cứ làm mãi ở phòng khám nhỏ này biết đến bao giờ mới khá lên được. Thì cô bạn thân lại rủ tôi tham gia Chương trình khóa thí điểm Điều dưỡng chăm sóc người già tại Nhật.
Tôi và nó may mắn được chọn và là học viên xuất sắc nhất giành được tấm vé đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản theo diện điều dưỡng viên.
Vừa mừng vừa lo tôi báo tin về cho cha mẹ, họ mừng lắm nhưng rồi lại phản đối nếu tôi đi như vậy thì chi phí tốn kém, xa nhà, xa quê không ai nương tựa.
Tôi thấy vậy liền giải thích rằng: tôi đi Nhật theo chương trình điều dưỡng của Bộ, người lao động đăng kí đi sẽ không mất phí, được đào tạo và được nhận trợ cấp hàng tháng của Bộ. Nghe tôi kể vậy, họ đồng ý cho tôi đi vì không tốn một chi phí nào, sau vài năm tôi còn đem về được số tiền không nhỏ.
Tôi đăng kí tham gia kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Nhờ quá trình tích lũy kiến thức ở bệnh viện từ hồi còn là sinh viên mà tôi đã đỗ xuất sắc và được cấp Chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên. Và tôi được phép ở lại Nhật làm việc dài hạn.
Đánh đổi nhiều thứ
Điều dưỡng viên đang hướng dẫn người cao tuổi trong giờ sinh hoạt
Nửa năm sau tôi bay sang Nhật, làm điều dưỡng viên ở một cơ sở của tỉnh Aichi.
Do văn hóa, phong tục tập quán Nhật Bản khác với Việt Nam, nên thời gian đầu sang tôi gặp khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống và công việc tại Nhật Bản. Tôi chưa quen với thời tiết, không khí lạnh tại đây, chân tay bị cước, sưng phù, toác chảy máu nhìn ghê lắm.
Tôi quen với môi trường làm việc ở Việt Nam chơi nhiều hơn làm. Nên khi sang Nhật, tuy mức lương được trả cao nhưng công việc lại vất vả hơn. Không bao giờ có chuyện làm việc riêng, tám chuyện trong giờ như ở Việt Nam.
Ban đầu, tôi không quen nhưng khối lượng công việc vẫn phải hoàn thành đúng hạn. Cộng thêm với việc không quen với đồ ăn của Nhật, nên tháng đầu sang đây, tôi vừa ốm vừa sút cân.
Sang Nhật làm việc đúng là được hưởng mức lương cao, cơ bản rơi vào khoảng 25 – 30 triệu đồng/ tháng. Nhưng so với mức sinh hoạt tại Nhật thì mức lương trên vẫn được cho là thấp. Một quả cà chua ở Nhật có giá khoảng 18 nghìn đồng. Nếu không chi tiêu hợp lý thì không thể có tiền gửi về cho gia đình được.
Khi hết giờ làm, tôi chỉ ở phòng lướt web, cuộc sống chỉ xoay quanh sáng đi làm, tối về lướt web. Những ngày nghỉ, cuối tuần tôi cũng chả dám đi chơi ở các điểm du lịch tại Nhật do vé tàu khá đắt. Nếu đi chơi, chi phí tốn kém, nên để tiết kiệm chi phí, tôi lựa chọn đi làm vào ngày nghỉ, dịp lễ tết, để tăng thu nhập đồng thời nâng cao được kinh nghiệm làm việc.
Nhật Bản đón tết theo dương lịch, khi vào dịp Tết Nguyên đán, những điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam như tôi vẫn đi làm bình thường. Năm đầu mới sang, đón cái Tết đầu tiên ở Nhật, mà không có bánh chưng, cành đào, mâm ngũ quả,… Tranh thủ làm việc để được về nhà, gọi điện cho cha mẹ, nhìn cảnh mọi người chuẩn bị đón giao thừa, tôi nhìn mà chạnh lòng.
Còn nữa, làm điều dưỡng tuy trong hợp đồng có ghi ngày làm 8 tiếng và chỉ làm thêm cùng lắm 2 tiếng nữa nhưng tôi vẫn phải trực xuyên đêm khoảng 4 – 6 lần một tháng. Những ca trực đêm rất căng thẳng, vì tôi phải chăm sóc khoảng 14 – 25 người cùng một lúc.
Nhiều đêm có người phát bệnh lại tá hỏa chạy đi gọi bác sỹ, có người bị mộng du đi đi lại lại quanh viện tôi cũng phải đi theo để đảm bảo an toàn. Có người đau quá còn chửi rủa tôi thâm tệ. Nhưng vì trách nhiệm của mình tôi cũng cố hoàn thành công việc.
Thành quả đạt được
Ban đầu, tôi cảm thấy rất áp lực, những lúc ấy tôi lại cố dặn lòng vì tương lai, vì cha mẹ nên tôi cố gắng. Sau nửa năm sang Nhật, tôi đã quen với phong cách làm việc, con người nơi đây.
Nhờ tinh thần ham học hỏi, biết lắng nghe, quan tâm đối xử tốt với mọi người mà trong viện điều dưỡng ai cũng quý tôi. Thỉnh thoảng người thân của các cụ vào thăm có biếu đồ gì các cụ đều phần tôi. Những lúc như vậy mọi buồn đau, mệt nhọc như tan biến đi.
Sang được khoảng 1 năm tôi gửi tiền về nhà, đủ trả nợ khoản tiền mà cha mẹ vay để nuôi chị em tôi ăn học. Năm thứ 2, tôi được tăng lương, thu nhập vì thế cũng cao hơn, tôi gửi tiền về cho cha mẹ xây nhà, mua xe máy cho cha đi làm đỡ vất hơn.
Giờ đây, tôi đã nói tiếng Nhật như người bản xứ do tiếp xúc, nói chuyện với các cụ trong viện, có sai, không biết gì các cụ đều chỉ cho tôi. Tôi mới được Viện dưỡng lão ở đây đề nghị tôi tiếp tục làm việc ở đây và tạo điều kiện hết sức có thể để tôi làm việc ở đây lâu dài.
Tôi thấy mình quyết định đúng đắn khi đã bỏ học múa sang học y và quyết định sang Nhật làm điều dưỡng viên.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.