Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Thời gian đăng: 27/12/2022 08:32

Otoshidama là cụm từ được rất nhiều trẻ em mong ngóng vào mỗi dịp năm mới. Mỗi quốc gia lại có những câu chuyện thú vị xoay quanh văn hóa lì xì mà chỉ ở đó bạn mới hiểu. Hãy cùng khám phá về phong tục lì xì đầu năm của Nhật Bản ngay nhé!

1. Otoshidama là gì?

Otoshidama (お 年 玉)  là tiền lì xì cho trẻ nhỏ vào năm mới của người Nhật, cũng giống như Việt Nam đây là một trong những phong tục của người Nhật vào dịp năm mới.

Số tiền ​Otoshidama mà trẻ nhận được sẽ phù  phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, mối quan hệ của gia đình, thông thường trẻ em Nhật Bản sẽ được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân. Phong bao lì xì Otoshidama sẽ được để trong phong bì nhiều màu sắc trước khi tặng cho trẻ nhỏ

Xem thêm bài viết: 
Tổng hợp những câu chúc Tết bằng tiếng Nhật hay và ý nghĩa 2017
 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á
 
2. Ý nghĩa và nguồn gốc của tục Otoshidama người Nhật

Ý nghĩa của Otoshidama

Theo quan niệm của người Nhật, tặng Otoshidama cho trẻ nhỏ với mong muốn sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, và thành công trong học hành.
 
Phong bao lì xì sẽ tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có vào các dịp tết. Khi nhận được lì xì người nhận luôn tin rằng những bao lì xì sẽ đem lại một năm mới ấm áp, an lành và gặp thật nhiều may mắn. 

 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Số tiền trong mỗi bao lì xì đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc

Bạn có biết: 
Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch?

Nguồn gốc ra đời tục Otoshidama của người Nhật

Theo tài liệu cổ của người Nhật thì người Nhật cho rằng vào ngày mùng 1 tết nguyên đán, các linh hồn của tổ tiên sẽ từ trên núi xuống mang đến phước lành cho ngôi nhà. Vì vậy, để cảm tạ tổ tiên đã cho mình một năm bình an vô sự, người Nhật sẽ cúng món bánh gạo Kagami Mochi thể hiện mùa màng tốt tươi, đồng thời trang trí các món đồ tốt lành phía trước nhà mình để nghênh đón vị Thần năm mới đến.

 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Sau khi kết thúc người Nhật sẽ hạ những món đồ đã dâng cúng xuống, và phân phát bánh gạo Mochi cho mọi người, từ đó là nguồn gốc của tiền lì xì Otoshidama ra đời.

Từ thời kỳ Edo (1603-1868), các gia đình giàu có phân phát túi bánh mochi và cam Nhật Bản cho những người khác để lan tỏa niềm hạnh phúc đầu năm.

 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Theo thời gian, Otoshidama được dùng để chỉ những món quà mà người lớn tặng cho trẻ nhỏ vào các dịp năm mới. Các Otoshidama này nay thay vì bánh gạo, đồ chơi, quạt được tay thế băng tiền và được cho vào những phong bao nhỏ trang trí rất đẹp mắt. Phong bao đó được gọi là pochibukuro.
 
3. Lưu ý khi trao Otoshidama tại Nhật Bản

Những Otoshidama được trao tặng đều bỏ vào trong một phong bì nhỏ được gọi là phong bì Pochi được trang trí đẹp mắt 

Số tiền trong bao lì xì Otoshidama không giới hạn và chuẩn mực đặc biệt dành cho độ tuổi được nhận tiền lì xì Otoshidama và mệnh giá số tiền là bao nhiêu.

Tại Nhật đến tuổi trưởng thành (20 tuổi) thì sẽ không được nhận Otoshimada nữa mà sẽ tặng lại cho con cái hoặc người thân.

Ngoài phong bao lì xì kèm theo đó là lời chúc may mắn cả năm cho người nhận

 
4. So sánh phong tục lì xì đầu năm tại các nước Châu Á
 
Nhật Bản - Những phong bao lì xì mang phong cách manga

Lì xì của người Nhật là những chiếc bao giấy nhỏ xinh với đủ màu sắc và hình thù dễ thương có thể là nhân vật được lấy từ những bộ manga nổi tiếng, hay các linh vật gắn với văn hóa Nhật vẽ theo phong cách truyện tranh
 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Trước kia trẻ sẽ được mừng tuổi cho tới khi học hết cấp 3. tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn được người thân lì xì bởi chi phí học tập và thuê nhà rất đắt đỏ, thông thường các bao lì xì sẽ có mệnh giá khoảng 1000 - 10.000 yên, tương đương 200 - 2 triệu VND cùng với đó kèm theo câu " Akemashite omedetou gozaimasu" có nghĩa là "chúc mừng năm mới". 

Số tiền này các trẻ em sẽ dùng để mua sách, truyện hay đồ chơi. Ngày nay các bé có xu hướng tiết kiệm tiền cho mục đích học đại học, du lịch,...


Xem thêm bài viết: Bất ngờ với phong tục đón Tết của người Nhật Bản
 
Việt Nam

Theo tục lệ từ xưa, tại Việt Nam tiền mừng tuổi sẽ được trao cho con cháu vào sáng mùng 1 tết Nguyên đán cùng những lời chúc tết, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi  phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới.

Ngoài ra, người Việt còn có lệ đặt tiền lẻ trong phong bao lì xì với ý nghĩa số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm. 

 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Ngoài mừng tuổi cho trẻ nhỏ, lì xì còn để mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà để cầu mong sự may mắn, sức khỏe, bình an.đối với những người trưởng thành kèm theo đó là những lời chúc như “An khang thịnh vượng”, “Sống lâu trăm tuổi”, “Vạn sự như ý”… với mong muốn một năm mới thịnh vượng trong về cả tài lộc và sức khỏe.
 
Hàn Quốc 
 
Ngoaì những lời chúc vào dịp năm mới, những trẻ em tại Hàn Quốc sẽ thực hiện thêm nghi lễ cúi lạy bậc tiền bối trước khi nhận tiền mừng để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục.

 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Vào ngày đầu năm mới sau khi thờ cúng tổ tiên các con cháu sẽ thực hiện lễ Sebea để thể hiện lòng kính cẩn với bề trên. Bé trai và bé gái sẽ có những các quỳ lạy khác nhau, trước khi cúi sẽ nói "saehae bok manee badesaeyo", từ từ cúi gập người.

Sau khi kết thúc các bé sẽ được nhận những phong bao lì xì đủ sắc màu trong đó mày trắng được ưa chuộng hơn cả, trên phong bì sẽ được ghi cả tên của người được nhận.

Tiền không phải là thứ duy nhất được lì xì tại Hàn Quốc ngoài ra các bé còn có thể nhận được vàng, ngọc, đá quý những vật biêủ trưng cho sự phúc lộc, phát tài dịp năm mới
 
Trung Quốc

Người ta thường nói phong tục lì xì của Việt Nam xuất phát từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc phong bao lì xì được gọi là “Hongbao” với màu đỏ để đựng tiền bên trong. Màu đỏ được người Trung Quốc tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc.
 
Otoshidama là gì? So sánh phong tục lì xì đầu năm của các nước Châu Á

Theo phong tục của người Trung Quốc, số tiền trong bao không có mệnh giá liên quan đến số 4, không được nhận tiền bằng 1 tay, không mở ngay trước người nhận mà khé cúi đầu không quên nói câu cảm ơn và chúc mừng năm mới. Phong bao lì xì sẽ được các em để dưới gối một tuần trước khi được mở ra

Trên đây TTC đã cung cấp thêm thông tin cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đặc trưng ngày tết Nhật Bản và có khác gì so với Việt Nam hay không, hãy tham khảo bài viết: 
Sự tương đồng giữa tết cổ truyền Việt Nam và Nhật Bản

Chúc bạn năm mới thật nhiều may mắn và hạnh phúc!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn