Những khó khăn trong cuộc sống, học tập, lao động là những thứ không thể tránh khỏi đối với các du học sinh và thực tập sinh mới sang Nhật bản. Để đảm bảo quyền lợi của mình, mỗi người nên biết được các địa chỉ tin cậy để nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết.
1. Bạn gặp khó khăn về cuộc sống mà tiếng Nhật lại chưa thành thạo?
Trong trường hợp tiếng Nhật của bạn chưa thành thạo, bạn có thể liên lạc tới tổ chức JITCO - trung tâm hỗ trợ lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Bạn sẽ được tư vấn, giúp đỡ bằng tiếng mẹ đẻ. Sẽ có các nhân viên Việt Nam hỗ trợ các bạn. Vì thế khi gặp khó khăn, cần tư vấn, các du học sinh và lao động Việt Nam có thể liên hệ với tổ chức này để được giải đáp.
Trung tâm hỗ trợ người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản.
Điện thoại miễn phí: 0120-022332
Điện thoại thường: 03-6430-1111
Lưu ý, lịch tư vấn cho người Việt Nam là trong ngày thứ 6 và thứ 7. Ngày thứ 6, thời gian tiếp nhận là 11h đến 19h (nghỉ trưa từ 13h-14h). Ngày thứ 7 tư vấn từ 13h-20h.
2. Bạn cần tư vấn về sức khỏe và tinh thần do chưa quen môi trường sống ở Nhật Bản?
Bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 03-6430-1173; các chuyên viên sẽ lắng nghe và tư vấn bằng tiếng Nhật, giúp bạn giải quyết những lo lắng, phiền muộn… đang gặp phải.
Lưu ý, giờ làm việc từ 9h đến 17h hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Hoặc bạn có thể liên hệ tới tổng đài hỗ trợ lao động Việt Nam tại nước ngoài để giải đáp thắc mắc.
3. Phòng Quản lý thuộc Cục lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh
Phòng Quản lý thuộc Cục lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc tuân thủ các luật lao động như luật Tiêu chuẩn lao động, luật Tiền lương tối thiểu, luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động cho người lao động của doanh nghiệp tiếp nhận. Các bạn hãy liên hệ với bộ phận tư vấn dành cho người nước ngoài, phòng Phòng Quản lý thuộc Cục lao động nếu thấy điều kiện lao động không đúng với hợp đồng.
4. Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán
Việc xác nhận địa chỉ Đại sứ quán và Lãnh sự quán của nước mình khi sang Nhật là vô cùng quan trọng. Vai trò của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật là bảo vệ quyền công dân của nước mình.
Vì thế, khi thấy quyền con người của mình không được đảm bảo, du chọ sinh và người lao động Việt Nam tại Nhật có thể tìm đến địa chỉ:
Đại sứ quán tại Tokyo
Đại sứ quán tại Tokyo, Nhật Bản.
Địa chỉ: 〒151-0062 東京都渋谷区元代々木町50-11 (50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo/151-0062)
Đường dây nóng trực 24/24 giờ: +81-80-3590-9136
Số điện thoại: +81-80-4006-0234(trực từ 9h đến 18h) phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản.
Số điện thoại: +81-90-6187-6644(trực từ 9h đến 18h) phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
Lưu ý: Các số điện thoại trên phục vụ công tác bảo hộ công dân, không trả lời về các thủ tục lãnh sự cũng như các câu hỏi khác không liên quan đến công tác bảo hộ công dân.
Tổng Lãnh sự quán tại Osaka
Tổng Lãnh sự quán tại Osaka, Nhật Bản.
Địa chỉ: 〒590-0952 大阪府堺市堺区市之町東4-2-15 (4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka/590-0952)
Điện thoại: +81-7-2221-6666 (Nhánh 1 phục vụ vấn đề công tác lãnh sự, Nhánh 2 phục vụ vấn đề hành chính, chính trị, văn hóa và giáo dục)
Lưu ý, giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản) buổi sáng: từ 9h đến 12h (riêng thứ 2 từ 10h đến 12h), buổi chiều: từ 14h đến 17h
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp du học sinh và thực tập sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản yên tâm hơn.
V.Vũ
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
cho em hỏi, em có đăng ký làm hợp đồng 3 năm tại 1 công ty Nhật, hiện đã làm được gần 2 năm, nhưng do gia đình có việc bận nên muốn xin về trước 7 tháng< tức là tháng 1 năm 2018>. Cả phía công ty Nhật và Việt đều đồng ý. Công ty Nhật nói sẽ không phạt bất cứ khoản tiền nào, nhưng thực tập sinh phải tự chi trả tiền vé máy bay và đưa đón. Còn bên Việt thì nói sẽ phạt em vì hủy hợp đồng và không trả lại em tiền đặt cọc. Điều này có hợp lý không ạ. Vì em có nhờ hỏi 1 chị bên Kiểm Soát thị có được phản hồi là tiền đặt cọc chống trốn không có ảnh hướng tới việc xin về nước sớm, có thể nhận lại đầy đủ khi về nước. AD giúp em giải đáp thắc mắc ạ.