Người lao động cần tỉnh táo tìm hiểu kỹ thông tin về các công ty xuất khẩu lao động
Chính điều này đã khiến không ít lao động bỏ trốn ra ngoài, phá vỡ hợp đồng với hi vọng kiếm được nhiều tiền hơn để trang trải chi phí sinh hoạt. Câu hỏi đặt ra là có nên phạt lao động bỏ trốn hay không đang được rất nhiều người quan tâm. Đây là một vấn đề nhức nhối, không chỉ là nỗi lo cho bản thân người lao động mà còn là nỗi lo của gia đình và người thân của họ.
Khi nhắc đến 2 từ “bỏ trốn”, hầu hết mọi người đều nghĩ đây là một hành động sai trái, bất chấp pháp luật, hợp đồng để đi ra ngoài làm việc. Tuy nhiên, biết đâu đấy đằng sau câu chuyện “bất chấp pháp luật” ấy lại là rất nhiều mẩu chuyện khiến những người ngoài cuộc khi biết được phải đáng suy ngẫm.
Bản thân tôi là một sinh viên đang du học tại một đất nước đang tiếp nhận rất nhiều lao động tại Việt Nam, như rất nhiều sinh viên khác sau giờ học tôi cũng đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Tuy số tiền kiếm được cũng không nhiều, nhưng nhờ đây mà tôi có cơ hội tìm hiểu cũng như chứng kiến được nhiều bất cập của những công ty môi giới, qua đó thấy được những khó khăn, vất vả của những người lao động xa quê hương.
Trước khi xuất cảnh, người lao động sẽ phải trả cho các công ty môi giới số tiền từ 7.000 đến 8.000 USD trong thời gian ba năm, chưa kể những chi phí phát sinh.
Hàng tháng lao động sẽ phải chi trả rất nhiều các khoản chi phí như thuế thu nhập, tiền bảo hiểm, ngoài ra, người lao động còn phải trả tiền ăn ở, sinh hoạt. Nếu như ngày làm 8 tiếng và không có giờ làm thêm mỗi tháng sau khi trừ hết các khoản chi phí người lao động chỉ nhận được khoảng từ 10 đến 12 triệu đồng. Với mức lương ít ỏi sẽ phải rất lâu người lao động mới có thể trả hết tiền vay vốn đi xuất khẩu lao động tại Việt Nam.
Xa quê hương ba năm, phải cật lực lao động, sống trong cảnh “chưa ráo mồ hôi đã hết tiền”. Chưa kể đến số tiền vay lãi ở nhà, lãi mẹ đẻ lãi con.
Hai bên chối bỏ trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau.
Biết được tâm lý của người lao động, nhiều công ty nói như "rót mật vào tai" với những lời hứa nào là môi trường làm việc tốt, chỗ ăn ở sạch sẽ khang trang và đặc biệt là có tăng ca, thậm chí tăng ca rất nhiều.
Nhưng sự thật đâu có vậy, khi sang đến nơi nhiều người phải thất vọng “toàn tập”. Rất nhiều người lao động khi qua đây không có cơ hội làm thêm như trong hợp đồng.
Làm gì cũng phải có cái tâm
Khi tiếp xúc với những lao động tôi được biết, các doanh nghiệp ở đây họ lập ra một danh sách các luật lệ, quy tắc nếu anh em làm sai bất chấp mọi lý đó sẽ bị phạt tiền tiền. Họ lợi dụng việc bất đồng ngôn ngữ để bắt ép thậm chí vu khống để phạt tiền người lao động, đây chỉ là những bất cập nhỏ trong rất nhiều những bức xúc của anh em lao động.
Thiết nghĩ, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam làm việc một cách có lương tâm thì đã chẳng xảy ra nhiều trường hợp người lao động bỏ trốn như hiện nay. Những công ty môi giới mọc lên như nấm, làm ăn chỉ vì lời nhuận mà che mất chữ tâm.
Mặc dù, hiện nay tình trạng lừa đảo, vác con bỏ chợ đã giảm đi đáng kể, tuy nhiên tôi mong rằng các bạn đang và sắp có nhu cầu đi xuất khẩu lao động hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ và cảnh giác để tự bảo vệ chính mình. Đừng vội tin vào những lời đường mật của chúng tôi môi giới mà hãy tìm hiểu thật kỹ, cách tốt nhất là hỏi những người đi trước để xem cuộc sống bên đó ra sao.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.