Nhiều tu nghiệp sinh và sinh viên nước ngoài tại Nhật Bản đang lạm dụng khi nộp đơn xin hưởng cơ chế tị nạn bởi trong quá trình chờ xét duyệt hồ sơ (có thể phải mất tới vài năm), họ vẫn có thể được phép làm việc. Do luật thay đổi cách đây 4 năm, những người nộp hồ sơ mà đã được chấp thuận visa có thể bắt đầu làm việc 6 tháng sau khi nộp hồ sơ xin ở lại theo diện tị nạn.
" Làm cách nào để ở lại Nhật làm việc sau khi hết thời hạn lưu trú " là câu hỏi của không ít các bạn tu nghiệp sinh Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Điều này là khá dễ hiểu bởi các chế độ đãi ngộ, mức lương ở đây thực sự quá tốt, kèm theo đó là môi trường sống hiện đại thu hút người trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đi theo diện tu nghiệp sinh ( tức là xuất khẩu lao động ) sang nước này thì sau khi hết hạn lưu trú (từ 1 - 3 năm, hoặc tối đa là 5 năm đối với những người gia hạn visa thành công ) buộc phải rời Nhật Bản và về nước. Điều này gây ra một thực trạng: lao động tìm mọi cách "lách luật" để được ở lại.
>> Triển khai cấp visa lưu trú ngắn hạn cho công dân Việt Nam nhiều lần
Nhiều năm gần đây, một số cá nhân nộp hồ sơ xin phê duyệt trên thực tế không bị ngược đãi ở quê hương, song lý do họ vẫn nộp hồ xơ bởi vì trong quá trình chờ xét duyệt hồ sơ, họ có thể làm việc ở Nhật với mức tiền công cao hơn mức mà nhiều tu nghiệp sinh và sinh viên hiện đang nhận được.
Một thanh niên người Nepal khoảng 25 tuổi – nhập cảnh tại Nhật theo diện tu nghiệp sinh từ năm 2010, hiện tại đang làm việc tại một nhà máy sản xuất nhựa tại Kanto đã nộp hồ sơ xin ở lại Nhật theo cơ chế tị nạn vào năm 2013. Người thanh niên này thừa nhận rằng anh đã không thành thật khi nộp hồ sơ bởi vì anh không hề bị đe dọa ở quê hương mình.
Một tu nghiệp sinh khác người Nepal tại Oyama, Quận Tochigi, đang chia sẻ về mức lương mà anh nhận được khi còn làm tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp rất thấp và giải thích tại sao anh lại nộp hồ sơ xin ở lại theo diện tị nạn để tìm được công việc lương cao hơn (Ảnh: Gen Okada)
Anh thoạt đầu sang Nhật làm việc với tư cách là một tu nghiệp sinh trong ngành nông nghiệp.
“Tôi đã muốn tiếp tục được làm việc tại Nhật sau khi kết thúc thời hạn lưu trú của mình,” anh chia sẻ.
Anh đã bắt đầu làm việc tại một nhà máy sản xuất nhựa vào mùa xuân năm 2014 và kiếm được khoảng 200.000 JPY ($1.850)/tháng, nhiều hơn gấp đôi mức 70.000 JPY hoặc mức mà anh kiếm được khi còn làm tu nghiệp sinh.
Một nam thanh niên khác người Nepal cũng đã tới Nhật theo diện tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp cũng đã nộp hồ sơ xin ở lại Nhật theo cơ chế tị nạn để được tiếp tục làm việc tại đây.
“Tôi dự kiến sẽ quay trở lại quê hương sau khi tiết kiệm được số tiền tương đối trong thời gian làm việc tại đây,” anh chia sẻ.
Tại một trường đào tạo tiếng thuộc thành phố Fukuoka, 4 sinh viên người Nepal đã bỏ học vào năm 2014. Nhà trường chính thức vào cuộc điều tra và phát hiện ra rằng những sinh viên này hiện đang sinh sống tại Oyama, Quận Tochigi, và đã nộp hồ sơ xin ở lại Nhật theo cơ chế tị nạn.
Các nhân viên trường học khẳng định rằng những sinh viên này nộp hồ sơ xin ở lại Nhật theo cơ chế tị nạn để được tiếp tục làm việc tại Nhật.
Nhiều nhân viên Cục Nhập cảnh thuộc Bộ Tư Pháp đã nhận được rất nhiều truy vấn những trường hợp như trên. Một công ty đã báo cáo rằng một tu nghiệp sinh đã rời đi và có khả năng là nộp hồ sơ xin ở lại theo cơ chế tị nạn.
Nhiều nhân viên của các trường đào tạo tiếng Nhật cũng gọi điện tới Cục xác nhận rằng liệu sinh viên của họ có khả năng đã nộp hồ sơ xin ở lại theo diện tị nạn hay không.
Theo thông kế của Bộ, năm 2013, có tới 544 người Nepal đã nộp hồ sơ xin ở lại theo cơ chế tị nạn, đứng thứ hai sau số lượng người Thổ Nhĩ Kỳ (lên tới 658 người đã nộp hồ sơ).
Số lượng người Nepal nộp hồ sơ xin ở lại theo quy chế tị nạn tăng cao kể từ năm 2010.
Theo nguồn thông tin từ nhóm ủng hộ những người ủng hộ tị nạn, ngoài người Nepal, nhiều người ngoại quốc khác cũng đang lạm dụng việc nộp hồ sơ xin ở lại theo cơ chế tị nạn, nhưng lại không đề cập rõ chi tiết quốc gia nào.
>> Nhật Bản kiên quyết thắt chặt việc cấp visa tị nạn
Bộ Tư Pháp đã thay đổi quy chế xin ở lại theo diện tị nạn, do nhiều người chỉ trích rằng trong khi hồ sơ đang được thụ lý, những đối tượng nộp hồ sơ không được phép làm việc nên khiến cho nhiều người lâm vào khó khăn, và không kiếm được nguồn tài chính nào cả.
Năm 2010, quy chế thay đổi đã cho phép những người này nếu tại thời điểm nộp hồ sơ xin ở lại theo diện tị nạn mà visa vẫn còn hiệu lực thì vẫn được làm việc từ 6 tháng sau khi nộp hồ sơ.
Điều này tạo điều kiện cho những tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp hoặc sinh viên muốn ở lại làm việc.
Theo nguyên tắc, sinh viên chỉ có thể làm các công việc bán thời gian và ít hơn 28 tiếng/tuần. Các tu nghiệp sinh cũng thường phải làm việc dưới những điều kiện rất khắc nghiệt mà lương lại rất thấp.
Những người nộp hồ sơ xin ở lại theo cơ chế tị nạn có thể bắt đầu làm việc sau 6 tháng ở những môi trường tốt hơn và tiếp tục được làm việc cho tới khi hồ sơ được xét duyệt. Quá trình xét duyệt này thường phải mất tới vài năm.
Các nhân viên thuộc Bộ Tư Pháp đã đang bắt đầu xem xét đưa ra nhiều biện pháp nhằm đối phó với việc lạm dụng nộp hồ sơ xin ở lại theo cơ chế tị nạn.
Những người thụ lý hồ sơ chia sẻ rằng lý do của việc lạm dụng nộp hồ sơ này chính là vấn đề nằm trong quy chế thụ lý hồ sơ.
“Khi nộp hồ sơ xin ở lại Nhật theo cơ chế tị nạn, ngay cả khi nhiều cá nhân vẫn có thể trở về quê hương song vẫn lạm dụng hệ thống quy chế tị nạn, nếu những hồ sơ này được xử lý một cách khôn khéo, chẳng vấn đề gì to tát phát sinh cả,” Eri Ishikawa, Tổng Thư ký Hiệp hội giúp đỡ những người tị nạn tại Nhật Bản.
Ở những quốc gia Tây phương, quy trình xét duyệt hồ sơ này thông thường mất tới 6 tháng, không giống như ở Nhật, phải chờ tới tận vài năm.
Thêm vào đó, chỉ một số ít người được phê duyệt được phép ở lại theo cơ chế tị nạn. Năm 2013, 6 người trong số 3.260 người được công nhận là người tị nạn.
Do đó, dấy lên một mối lo ngại là những người tị nạn thực sự sẽ gặp bất lợi khi nộp hồ sơ nếu số lượng người xin ở lại theo cơ chế tị nạn ngày càng tăng trong khi những người này hoàn toàn có thể trở về quê hương mình.
Bộ Tư pháp đã phỏng vấn một nhóm chuyên gia nhằm đi đến thống nhất các biện pháp khả thi để đối phó với tình trạng lạm dụng quy chế tị nạn trên.
“Một lý do giải thích cho tình trạng lạm dụng quy chế tị nạn hiện nay là Nhật thiếu một hệ thống đúng đắn để công nhận những người nước ngoài muốn được làm việc tại đây,” Saburo Takizawa, Giáo sư Đại học Toyo Eiwa chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan tới người tị nạn đã chia sẻ.
Ông cho rằng vấn đề bức thiết đặt ra là phải xem xét để triển khai thực hiện các chính sách nhằm công nhận những người tị nạn vì kinh tế.
(Bài viết được viết bởi Gen Okada, Satoshi Okumura và Nanako Shibata.)
Dịch bởi ionovietnam.com
Theo The Asahi Shimbun đăng ngày 27/10/2014
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
giờ k xin được nữa đâu. vừa về nước xong
Bình luận mới nhất | Gửi bình luận
Thế giờ cách nào để được ở lại lâu vậy hay cứ 3 năm là phải về nước?