Đang thực hiện Đang thực hiện

Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

tuyển dụng

Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản

Thời gian đăng: 22/03/2022 09:32

Tại Nhật Bản có khá nhiều các thuật ngữ kì lạ như Otaku, Weeaboo,... Tuy nhiên đâu phải ai cũng biết Otaku là gì? Weeaboo là gì? Tuy không liên quan nhưng thực sinh tập, du học sinh cũng đã từng một lần nghe nói khi tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản. Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản
 
1. Otaku là gì? 
 
Otaku (おたく) được coi là từ lóng trong tiếng Nhật nhằm chỉ những fan có sự hâm mộ cuồng nhiệt với anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), vocaloid hay trò chơi điện tử, cosplay (hóa trang),...
 
Từ Otaku trước tại Nhật mang ý nghĩa không tốt, được coi là thành phần điên rồ quên mình về một thú vui tới mức bệnh hoạn nhằm chỉ những người luôn ở trong thế giới của manga, anime hay game…và  không có bất kỳ mối liên hệ gì với thế giới bên ngoài với mong muốn những điều không tưởng. 
 
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản
Otaku – Họ là những người:
  • Dù bất cứ lí do gì cũng không ngăn được bước chân của họ đến với  truyện tranh, hoạt hình,...
  • Trùm chăn đọc truyện thâu đêm suốt sáng.
  • Có trí nhớ siêu đẳng về các bộ truyện manga, hoạt hình

Nếu bạn hỏi về một vụ án trong bộ truyện “Conan“, họ có thể nói ngay số tập mà bạn cần đọc

>> Những điều cần biết về văn hóa Nhật Bản

 
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản
  • Nói chuyện một mình: Họ hay tưởng tượng “nhập vai” một cảnh nào đó trong truyện.
  • Sẵn sàng “vung” tiền khi gặp những bộ truyện manga, hoạt hình.
  • Lùng sục các hàng cho thuê truyện
  • Quên ăn, quên ngủ đi làm lấy tiền để mang về những bộ truyện, phim, poster hay mô hình… 
     
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản
  • Otaku học ngoại ngữ rất khá, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Hoa hay tiếng Nhật bởi họ cần có tiếng tốt để đọc truyện
  •  Nỗi lo sợ lớn nhất của một otaku là khi “tính mạng” truyện tranh, đĩa DVD, poster,.. bị uy hiếp
  • Không thể sống thiếu máy vi tính

 

Để lại thông tin liên hệ để nhận ngay trọn bộ đề thi tiếng Nhật JLPT 2022, link tổng hợp danh sách video dạy tiếng Nhật và những câu giao tiếp tiếng Nhật thường gặp nhất

Các loại Otaku phổ biến trong xã hội Nhật Bản:

- Game Otaku

- Anime Otaku

 
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản
 
- Train Otaku

- Anime figure Otaku

 
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản

- Zanson gachiotaku (Otaku cuồng đến phát điên)

- Kakure Otaku (Otaku ngầm)

- Itaota

- Riaju Otaku

- Weeaboo

2. Wibu (Weeaboo) là gì?

Weeaboo trong tiếng Nhật có nghĩa là yêu thương chỉ những người đam mê truyện tranh 2D như là Anime, Manga,…dẫn đến hành động, cư xử, cử chỉ đều giống những nhân vật trong truyện tranh.

“Weeaboo” được những người hâm mộ Việt gọi là Wibu

Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản


Sự khác biệt giữa Weeaboo và Otaku?

Có khá nhiều người tranh cãi khi thuật ngữ Weeaboo ra đời bởi nó có ý  nghĩa khá giống Otaku. Theo đó Weeaboo để chỉ những người có sở thích giống với Otaku nhưng họ là những người nước ngoài yêu thích văn hóa 2D tại Nhật Bản
 
>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu về manga, nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản

3. Một số thuật ngữ trong anime và manga
  • FANSERVICE (ファンサービス): chính là những đoạn hình ảnh trong anime/manga phục vụ fan
  • HENTAI: biến thái và thường dùng cho nam giới
  • MOE: đồng nghĩa với KAWAII - siêu dễ thương
  • YANDERE/ STUNDERE /KUUDERE/ DANDERE: các tính cách nhân vật như
 
Tsundere - những người có lý trí cao hơn tình cảm
Kuudere - bình tĩnh và lạnh lùng
Dandere - ít nói và cố xu hướng xa lánh xã hội.
Yandere - hơi hướng bạo lực và suy nghĩ bệnh hoạn.
 
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản
  • KAWAII (かわいい ): đáng yêu, cute, dễ thương,...
  • ECCHI (etchi ): dê cụ, tục tĩu
  • ITADAKIMASU: thường dùng trước khi ăn "tôi xin phép được ăn" "cảm ơn về bữa ăn"
  • BL: boy love
  • MANGAKA: họa sĩ truyện tranh nhật bản
  • SEIYUU: diễn viên lồng tiếng cho anime, game
  • BAKA : đồ ngu 
  • Anime music video (AMV): là lấy những hình ảnh từ nhiều anime được sắp xếp trên trên nền nhạc thành 1 video
  • Ahoge - Tóc ngố nhằm chỉ một sợi/cụm tóc mọc "lạc loài" trên đầu nhân vật.
  • Artbook - Sách tổng hợp những hình ảnh đẹp từ một anime được in với chất lượng cao
  • Bishounen (美少年)– Trai đẹp 
  • Bishoujo (美少女)– Gái đẹp
Otaku, Weeaboo là gì? Sự khác nhau giữa Otaku và Weeaboo tại Nhật Bản
  • Chibi (チビ,ちび?) – nhân vật tí hon và “ngắn ngủn” nhưng đáng yêu
  • CG - Computer Graphic - Hình ảnh đã qua chỉnh sửa trên máy tính để nâng cao chất lượng.
  • Comiket (コミケット, Comiketto) – Comics Market (コミックマーケット, Komikku Māketto) – Hội chợ truyện tranh lớn nhất thế giới, tổ chức 6 tháng một lần ở Toky
  • Doujinshi (同人誌) – Manga/Tạp chí nghiệp dư.
  • Dub - Lồng tiếng cho anime sang ngôn ngữ khác.
  • Ending - ED - Nhạc kết thúc.
  • Enjo kousai (援助交際) – Thuật ngữ mô tả các nữ sinh quan hệ tình dục với những người đàn ông lớn tuổi để kiếm tiền
  • Expertise- Thể loại về chuyên môn nghề nghiệp.
  • Eyecatch (アイキャッチ, Aikyachi) – Một cảnh hay hình minh họa để bắt đầu và kết thúc một đoạn quảng cáo trong chương trình TV ở Nhật
  • Fan fiction (ファン フィクション, Fan Fikushion) – Tác phẩm được viết bởi fan của một loại hình giải trí nào đó, bao gồm cả anime. 
  • Fansub - fan-subtitled - Phiên bản anime mà fan dịch và phụ đề sang ngôn ngữ khác
  • Figure - Mô hình nhân vật.
  • Futanari - Nhân vật có ngoại hình là nữ nhưng có bộ phận sinh dục nam. 
  • Gakuran (学ラン) - Đồng phục cho nam sinh cấp 2 và 3 ở Nhật. 
  • Galge ( ギャルゲ) – Girl games. Đây là một thể loại game Nhật tập trung việc tương tác với gái 2D.
  • Gothloli (ゴスロリ, Gosurori) - Gothic Lolita (ゴシック・ロリータ, Goshikku Rorīta) - Một xu hướng thời trang mà phụ nữ trẻ mặc như búp bê. 
  • Harem - nhiều nhân vật nữ thích một nhân vật nam chính.
     
  • Hikikomori - là người tự nhốt mình lại trong nhà, đôi khi từ chối rời khỏi nhà dù thế nào đi nữa. Xem ngay: Hội chứng Hikikomori- Người Nhật trẻ tự xa lánh cộng đồng
  •  Josei (女性) - Thể loại dành cho phụ nữ trưởng thành
  • Light Novel (ライトノベル, raito noberu) - Tiểu thuyết có hình minh họa. 
  • Live action - Là thể loại phim được chuyển thể từ tiểu thuyết, manga, anime. 
  • Lolicon (ロリコン) - những tên chỉ thích bé gái
  • MADMovie (MADムービー, Maddo Mūbī) - Đoạn video do fan làm. 
  • Magical boys (魔法少年, mahou shounen) - Chàng trai phép thuật. 
  • Magical girls (魔法少女, mahou shoujo) - Cô gái phép thuật.
  • Magical girlfriend - Exotic Girlfriend - Thể loại chỉ tình yêu giữa một chàng trai với một cô gái không phải người 
  • Nekomimi (猫耳, miêu nhĩ) - Nhân vật nữ với tai mèo và đuôi mèo, phần còn lại là cơ thể người.
  • One-shot - Ở Nhật, chỉ manga ngắn chỉ dài khoảng 15 - 60 trang.
  • Opening - OP - Nhạc mở đầu
  • Original Soundtrack - OST - Nhạc trong anime, phim.
  • Otome gēmu ( 乙女ゲーム) – Maiden games - Game nhắm vào thị trường nữ giới.
  • OVA - Original Video Animation, hay OVA, chỉ anime phát hành trên DVD, BD thay vì thông qua rạp, truyền hình.
  • Owari (おわり, オワリ, 終わり, 終) - "Kết thúc"
  • Sentai (戦隊) - Tiếng Nhật là "chiến đội".
  • Shoujo (少女) - Thể loại dành cho con gái
  • Shoujo-ai (少女愛) – Thể loại đồng tính nữ, không đề cập đến vấn đề tình dục.
  • Shounen (少年) - Thể loại dành cho con trai. 
  • Shounen-ai (少年愛) - Thể loại đồng tính nam, không đề cập đến vấn đề tình dục.
  • Robot / Mecha - Thể loại về Robot
  • Waifu - Nhân vật nữ được ai đó xem là "vợ 2D". Xuất phát từ Azumanga Daioh.
  • Trap - Crossdress, gender bender, đàn ông con trai trang điểm và mặc đồ sao cho giống con gái.
  • Seinen (青年) - Thể loại dành cho nam trưởng thành.
  • Yamato Nadeshiko (大和撫子) - Người phụ nữ lí tưởng, giỏi việc nội trợ.
  •  Hideyoshi: một loại giới tính mới xuất phát từ anime Baka to Test to Shoukanjuu
  • Yuri (百合) - Thể loại đồng tính nữ, có đề cập đến vấn đề tình dục.
Trên đây là những thông tin về Otaku, Weeaboo Nhật Bản, nếu có điều gì cần bổ sung cho bài viết hãy để lại bình luận cuối bài viết nhé!  
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khoá
Hotline: 0979.171.312
 
THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
Hotline:  0979.171.312 (Hỗ trợ khu vực phía bắc và miền trung)
Email : info@japan.net.vn
Thông tin thị trường Xuất khẩu lao động Nhật Bản 
Cập nhập liên tục những đơn tuyển dụng - phỏng vấn - thi tuyển trực tiếp với các xí nghiệp Nhật Bản trong năm 2023-2024

Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản uy tín liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam

Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama

KY THUAT VIEN NHAT BANKY SU NHAT BANTHUC TAP SINH NHAT BAN, KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNHTHUC TAP SINH KY NANGTU NGHIEP SINH NHAT BANXUAT KHAU LAO DONG NHAT BANXKLD NHATVAN HOA NHAT BANCONG TY XUAT KHAU LAO DONG

Tags: Chi phí XKLĐ Nhật Bản, Công ty XKLĐ tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí MinhMức lương XKLĐ Nhật Bản, Thủ tục, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật, Thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Nhật, Gửi tiền từ Nhật
Copyright © 2013 - 2022 japan.net.vn